17:21 30/08/2024 Là đô thị cũ hình thành từ thời Pháp thuộc song chỉ sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW và Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, đô thị Hải Phòng đã bừng lên một diện mạo mới của một thành phố xanh, văn minh, hiện đại. Và không dừng lại ở đó, thành phố Cảng vẫn không ngừng bứt phá để vươn xa hơn nữa trở thành một đô thị tầm cỡ châu Á.
Bước bứt phá ngoạn mục
Có thể nói, cú hích tạo bước ngoặt làm thay đổi diện mạo Hải Phòng như ngày hôm nay chính là Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX). Trong suốt quá trình tổ chức thực hiện, toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố như được tiếp thêm động lực cùng chung sức, đồng lòng lập nên những kỳ tích chưa từng có.
Theo đó, kinh tế tăng trưởng cao, bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung cả nước. Giá trị tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2017 đạt 3.694 USD, gấp 1,54 lần bình quân của các tỉnh, thành và tăng 5,43 lần so với năm 2003.
Về cơ cấu kinh tế, thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), đô thị hóa; mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu kết hợp khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, đặc biệt coi trọng phát triển tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liên kết vùng và phát triển kinh tế đối ngoại.
Tất cả những nỗ lực đó đã giúp thành phố Cảng hôm nay có một bước bứt phá ngoạn mục về tất cả các mặt, các lĩnh vực với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc bằng một hệ thống cảng biển văn minh, hiện đại, thân thiện môi trường cùng hệ thống hạ tầng giao thông phát triển vượt bậc.
Cùng với đó, nông nghiệp, nông thôn được đổi mới theo hướng CNH, HĐH. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ được đầu tư thỏa đáng để trở thành trung tâm của vùng Duyên hải Bắc Bộ. Từ kết quả này, Bộ Chính trị đã ban hành tiếp Nghị quyết số 45-NQ/TW được xem là cánh cửa quyết định sự đổi thay bộ mặt Hải Phòng.
Theo đó, hàng loạt quyết sách về cải tạo, chỉnh trang đô thị được đặt trong chương trình nghị sự của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố. Nhiều năm liền, Hải Phòng được ví là một “đại công trường” với khoảng 150 dự án phát triển hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, công nghiệp, văn hóa - xã hội... Ý Đảng quyện với lòng dân đã giúp các dự án trên triển khai nhanh và phát huy hiệu quả từ những việc tưởng như nhỏ nhất.
Đơn cử, chỉ trong vài năm, đã có thêm hơn 1.000m2 cây xanh, thảm cỏ ở Hải Phòng được trồng mới. Những “lá phổi xanh” này không chỉ góp phần chỉnh trang đô thị mà còn cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân.
Quyết liệt nhất là việc thành phố giải tỏa toàn bộ các bến xe: Tam Bạc, Niệm Nghĩa, cầu Rào và các cơ sở y tế cũ nát, những khu tập thể lâu năm lộn xộn, nhếch nhác để thay vào đó là các công trình tầm vóc phục vụ dân sinh; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điển hình phải kể đến Dự án cải tạo ven sông Tam Bạc tạo nên một dải công viên, cây xanh chạy giữa thành phố từ cầu đường sắt Tam Bạc đến cổng cảng Hoàng Diệu ven sông Cấm. Dự án này tạo nên điểm nhấn mới trên những giá trị cũ, không chỉ góp phần đổi thay diện mạo cho thành phố mà còn là sự “đổi đời” của hàng trăm hộ dân nghèo các xóm lao động dọc hai bên bờ sông.
Hướng tới xây dựng đô thị tầm cỡ châu Á
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 16 đã nêu rõ mục tiêu lớn, đó là: “Đầu tư nguồn lực xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, phù hợp với quá trình đô thị hóa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, với thiên tai, dịch bệnh… hướng đến mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế… vào năm 2025.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ đã đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu và 5 phương hướng lớn cùng với các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, thiết thực. Nổi bật trong đó là tập trung hiện đại hóa đô thị Hải Phòng với kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại tầm cỡ đô thị châu Á.
Thành phố bố trí nguồn lực hợp lý để tiếp tục chỉnh trang, nâng cấp đô thị trung tâm, nhất là dọc theo hai bờ các sông chảy qua nội đô như: Tam Bạc, sông Cấm, sông Hạ Lý, sông Lạch Tray, tạo thành các cảnh quan, công trình công cộng phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó là các khu đô thị mới tầm nhìn đến năm 2050.
Về hạ tầng đô thị, thành phố từng bước cải tạo hợp lý, ưu tiên các công trình dịch vụ công cộng, cây xanh, văn phòng, thương mại và kiên quyết di dời các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cảng trong đô thị về các khu công nghiệp đã quy hoạch. Đặc biệt, thành phố Cảng hết sức quan tâm đến bảo tồn, tôn tạo đối với hệ thống các công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa cũng như giữ gìn bản sắc đô thị cũ…
Đáng nói nhất là về phát triển không gian, thành phố quy hoạch phát triển đô thị theo 3 hướng đột phá. Cụ thể, hướng Đông Nam, gắn với cầu và đường Tân Vũ - Lạch Huyện, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải; đầu tư các khu đô thị sinh thái, hiện đại, tầm cỡ quốc tế tại Cát Bà, điểm nhấn là hệ thống cáp treo 21km, các khu vui chơi, giải trí hiện đại; dịch vụ logistics, khu tái định cư Cát Hải tạo nên khu đô thị, du lịch biển.
Hướng Bắc, gắn với hệ thống đô thị hai bờ sông Cấm, thành phố xây dựng Khu trung tâm Hành chính - Chính trị tại Khu đô thị Bắc sông Cấm; các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng tại đảo Vũ Yên tạo nên một diện mạo mới của đô thị thành phố.
Về hướng Tây Nam, thành phố xây dựng các khu đô thị sinh thái hai bên sông Lạch Tray và tại quận Đồ Sơn; ưu tiên đầu tư các trung tâm thương mại, vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục và đào tạo; thực hiện quy hoạch lại và hiện đại hóa hạ tầng du lịch tại khu 1, khu 2, khu 3 (Đồ Sơn).
Đáng nói nữa, cùng với tập trung đầu tư hạ tầng, Hải Phòng đang triển khai các thủ tục pháp lý để đưa huyện Thủy Nguyên lên thành phố và các huyện: An Dương, Kiến Thụy trở thành đơn vị hành chính cấp quận.
Thành phố cũng đang khẩn trương triển khai các dự án, công trình mới như: mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, cầu Nguyễn Trãi, cầu Vũ Yên II, cầu Bến Rừng, cầu Rào III, tuyến đường mới kết nối từ trung tâm thành phố đi Đồ Sơn; các tuyến đường vành đai 2, vành đai 3; các bến mới tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai để đến năm 2025, Hải Phòng có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, xứng đáng là trung tâm giao thương quốc tế, là động lực phát triển kinh tế của cả nước.
Như vậy, chỉ mới 20 năm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng đang tiến những bước dài trong mở mang, chỉnh trang đô thị; làm bừng lên một diện mạo mới khác hẳn của một thành phố xanh, văn minh, hiện đại cũng như mở rộng không gian nội đô từ 3 quận: Hải An, Đồ Sơn và Dương Kinh. Diện tích đất đô thị hiện đã tăng gần 5 lần (từ 2.748ha lên 13.743ha) cùng tỷ lệ dân số tăng lên gần một triệu người.
Đoàn Lanh
17:41 03/10/2024
16:40 28/08/2024
08:39 28/08/2024
Bắt nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng
Bắt giữ 6 đối tượng về hành vi giết người và gây rối trật tự công cộng
Công an quận Kiến An: Phá 1 ổ nhóm có hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
Công an quận Kiến An: Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự đạt 94,91%
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Chân dung nhà vô địch tuyệt đối Giải Thể hình, Sport Physique Cúp Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng mở rộng
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tập trung giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3