09:58 13/08/2018 Dù ít hay nhiều, vào Rằm tháng bảy mỗi gia đình người Việt thường thành tâm làm mâm cỗ cúng, sắp vàng mã… tươm tất cho ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu.Chính vì vậy lượng tiền thật “đốt” vào vàng mã lớn bao giờ hết.
Mấy ngày nay, gia đình bà Phạm Thị Nguyệt, ở huyện An Lão, lúc nào cũng nhộn nhịp khách buôn đến lấy hàng. Cơ sở sản xuất vàng mã của bà ngoài 4 thành viên trong gia đình, 2 thợ làm việc cố định còn phải thuê thêm 2 thợ thời vụ nữa mà mới đáp ứng được đơn hàng của khách.
Bà Phương cho biết: Gia đình bà sản xuất quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người dân thành phố vào các ngày mùng một và rằm hằng tháng. Tuy nhiên riêng rằm tháng Bảy thì lượng hàng tăng gấp nhiều lần so với thông thường và từ ngày 20-6 (âm lịch) trở đi, khách buôn ở các nơi đã bắt đầu đến cất hàng. Thậm chí có nhiều đơn đặt kích cỡ lớn nên phải chuẩn bị nguyên vật liệu và lên khung trước đó cả tháng.
Thị trường hàng mã phong phú đa dạng do quan niệm trần sao âm vậy
Cũng trong tình trạng bận tối mắt tối mũi trong những ngày này là cơ sở sản xuất của bác Nguyễn Văn Tuấn, ở An Dương. Nhà bác Tuấn chủ yếu sản xuất quần áo, mũ, giày hàng mã. Mặc dù nắm được nhu cầu thị trường vào ngày này tăng mạnh và chuẩn bị trước cả thời gian dài nhưng để đáp ứng được các đơn hàng, gần chục ngày nay bác Tuấn đã phải tận dụng hết người nhà, thuê thêm nhân công thời vụ mới kịp hẹn trả hàng cho khách. Làm hết tốc lực cả ngày lẫn đêm, nhà bác sản xuất được khoảng 200 - 250 bộ quần áo. Nhưng số lượng xuất hàng đi trong tháng 7 nhiều khi đòi hỏi phải đến 300-400 bộ/ngày.
Bác Tuấn cho biết thêm, ngoài quần áo hàng mã thì vào ngày rằm tháng Bảy, để phục vụ cho lễ cúng chúng sinh, các sản phẩm hàng mã cũng phải đa dạng hơn như hình người, ngựa, voi... Vì thế dù còn gần 20 ngày nữa mới đến rằm nhưng lượng hàng xuất đi đã tăng gấp 3,4 lần so với tuần rằm các tháng khác của năm. Mẫu mã, kích thước của các sản phẩm cũng được đầu tư, chau chuốt nên phong phú, đa dạng và đẹp mắt hơn.
Chị Vũ Thị Hà – một thợ lâu năm của cơ sở - vừa cẩn thận uốn “xương” mô hình ngựa bằng tre vừa cho biết: Trước đây cơ sở chủ yếu sản xuất tiền, vàng và quần áo đơn giản. Tuy nhiên vài năm gần đây, do đời sống người dân ngày một được nâng cao, xuất hiện quan niệm trần sao âm vậy nên phải cải tiến, đa dạng mẫu mã như: Xe ô tô, nhà lầu, máy tính, ti vi, máy giặt…
Dịp rằm tháng Bẩy, lượng hàng mã tăng gấp nhiều lần so với thông thường phục vụ cho nhu cầu không chỉ của người Hải Phòng mà cả các tỉnh thành lân cận. Vì vậy cả chủ lẫn thợ đều phải làm thêm cả tối. Thậm chí bữa trưa chủ nấu luôn cho thợ ăn để tranh thủ thời gian tối đa. Hiện mức lương thợ chính trung bình khoảng 5-6 triệu/tháng, tháng này được làm liên tục nên được thưởng thêm. Lao động thời vụ thì được trả theo ngày, tầm 100.000-150.000 đồng tùy theo lượng hàng và thời gian làm việc.
Có những bộ ngựa hàng mã được sản xuất với kích cỡ như thật
Chị Hà cho biết thêm, do nhu cầu tăng đột biến dịp rằmtháng Bảy nên giá có bị đẩy lên đôi chút để chủ bù vào tiền công trả cho thợ. Thông thường một ngôi nhà 3 tầng mẫu mã đẹp được dựng lên, bán buôn tại xưởng khoảng 30.000 – 35.000 đồng/chiếc, dịp này có thể nhích lên 35.000-40.000 đồng. Các bộ quần áo, hình người cũng tăng từ 2.000-5.000 đồng/sản phẩm tùy theo kích cỡ. Khi về đến cửa hàng giá có thể tăng lên gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá buôn.
Theo bà Trần Thị Phương, chủ cửa hàng vàng mã tại đường Đà Nẵng, để đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, cửa hàng đã nhập hàng phục vụ cho lễ Vu lan, xá tội vong nhân từ cuối tháng trước. Các sản phẩm hàng mã như tiền vàng, quần áo, ngựa… được chia ra làm 2 loại. Loại phục vụ cho đa số người dân thường có kích cỡ nhỏ và trung bình với giá thành từ vài chục nghìn đến trên một trăm nghìn chủ yếu nhập từ các cơ sở sản xuất của Hải Phòng.
Đối với những khách hàng có nhu cầu mua mã hàng có kích cỡ khủng như ô tô, nhà lầu, ngựa, voi, hình người... với giá thành từ vài trăm nghìn lên tới cả triệu thì phải nhập hàng từ các xưởng sản xuất có quy mô lớn trên Hà Nội, Bắc Ninh hay Nam Định... Hiện nay mỗi ngày cửa hàng của bà bán được vài chục bộ. Nhu cầu này chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Có cầu ắt có cung, lượng hàng sản xuất ra dịp rằm tháng Bảy tăng gấp nhiều lần so với các ngày rằm thông thường chứng tỏ nhu cầu của người dân tương đối lớn. Và số tiền thật để mua “hàng giả” trong dịp này tính chung của người dân cả nước không hề nhỏ.
Không có gì làm bằng chứng là cứ đốt nhiều hàng mã, đốt kích cỡ to thì được hưởng phúc lộc nhiều hơn. Vì những yếu tố tâm linh, nếu người dân quá sa đà sẽ trở thành mê tín dị đoan. Đốt vàng mã tràn lan không chỉ khiến gia chủ hao tiền tốn của, ô nhiễm môi trường cho người sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy. Về vấn đề này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng có công văn gửi Ban trị sự Giáo hội phật giáo các tỉnh, thành đề nghị tăng ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo...
Như vậy, để hài hòa giữa cuộc sống hiện đại với quan niệm tâm linh trong đời sống con người, việc nâng cao nhận thức để không làm biến tướng nét tâm linh đólà việc rất cần tất cả người dân nên làm.
Bùi Hạnh
18:01 14/11/2024
10:46 07/07/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết