19:17 27/04/2023
Kỳ 3: Tạo tiền đề hình thành “công dân điện tử”
Trong thời gian qua, Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã được gửi ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an các đơn vị, địa phương và gửi lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Theo đó, Tổ biên tập dự án luật này đã tổng hợp 18 nội dung lớn cần được nghiên cứu, sửa đổi…
Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật quy định theo hướng Luật này quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Dự thảo luật bổ sung 1 điều về quản lý người gốc Việt Nam; quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước và số định danh cho những người này. Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật.
Đáng nói, dự thảo luật quy định chi tiết hơn về các hành vi nghiêm cấm, trong đó bổ sung nội dung nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước cho phù hợp với định hướng quản lý căn cước công dân tại dự thảo Luật.
Về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu nhận, cập nhật thông tin và quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự thảo Luật quy định theo hướng mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để trực tiếp phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, thông tin công dân, phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, như bổ sung thông tin về diện chính sách (lao động – thương binh, xã hội; giáo dục – đào tạo; y tế, bảo hiểm và các diện chính sách khác theo quy định pháp luật), thông tin về số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử, thông tin khác được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành… Bên cạnh đó, dự thảo Luật lần này chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án số 06/CP của Chính phủ.
Vấn đề nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú. Việc thay đổi, cải tiến này để tạo thuận lợi hơn cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ Căn cước công dân, hạn chế việc phải cấp, đổi thẻ căn cước công dân và bảo đảm tính riêng tư của công dân; các thông tin căn cước của công dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân. Điều đáng lưu ý là, đối với những thẻ Căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.
Về tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân, dự thảo luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước vào thẻ Căn cước công dân; thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ Căn cước công dân để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính như: thông tin về thẻ Bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… Công dân thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc ứng dụng VNeID khi đã có Căn cước công dân điện tử.
Về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dâncho công dân dưới 14 tuổi và công dân từ đủ 14 tuổi trở lên. Theo đó, đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi; đối với công dân dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh. Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh thì cha, mẹ, người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại luật này. Lưu ý, dự thảo luật quy định không thu nhận thông tin sinh trắc học đối với công dân dưới 6 tuổi. Trường hợp công dân từ đủ 6 tuổi trở lên thì cha, mẹ, người giám hộ phải đưa công dân đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận đặc điểm nhân dạng và thông tin sinh trắc học như người từ đủ 14 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, dự thảo luật bên cạnh việc kế thừa quy định tại Luật Căn cước công dân năm 2014 và bổ sung theo hướng việc cấp lại thẻ Căn cước công dân hiện hành và bổ sung việc cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cơ quan quản lý căn cước công dân sử dụng thông tin đã cấp thẻ Căn cước công dân lần gần nhất để cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Về thời hạn cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, dự thảo luật đã sửa đổi theo hướng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 7 ngày làm việc. Đây là quy định cung, áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của công dân theo địa bàn cư trú như Luật Căn cước công dân năm 2014…
Về căn cước công dân điện tử, đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành. Dự thảo luật quy định mỗi công dân chỉ có 1 Căn cước công dân điện tử là tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử được sử dụng để thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Căn cước công dân điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ Căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu công dân đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của công dân để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó…
THẾ KHOA
08:28 05/12/2024
15:54 04/12/2024
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết