09:06 13/09/2019 Không ăn trái hồng lúc bụng đói vì tanin trong trái hồng dưới tác động của acid dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng một giờ sau ăn.
Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: Ăn rất ít, chỉ 1-2 miếng nhỏ, nhai kỹ. Người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.
Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin. Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.
Không dùng cho người thiếu máu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.
Thận trọng ở bệnh nhân bị tiểu đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
Ngọc Oanh (theo PLO)
Chuyên mục luật Phòng, chống mua bán người năm 2024: Quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Chuyên mục Nghị định 154/CP: Quy định về giấy tờ, tài liệu, thông tin chứng minh chỗ ở hợp pháp
Công an quận Hồng Bàng phối hợp kiểm tra, xử lý 7 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh