21:49 09/07/2018 Mùa hè, thời tiết nắng nóng cũng là lúc các mặt hàng chống nắng bán rất chạy.
Ngoài các sản phẩm váy áo chống nắng, kem chống nắng, trên thị trường hiện bán tràn ngập viên thuốc uống chống nắng. Các loại viên thuốc uống chống nắng được quảng cáo rầm rộ rằng có "công dụng thần kỳ", khiến không ít người xiêu lòng.
Theo đó, chỉ cần uống 1 viên uống mỗi ngày sẽ giúp chống nắng và bảo vệ da toàn diện, khử toàn bộ tia UV, ngăn ngừa sạm nám, lão hóa da; thiết lập hàng rào bảo vệ tế bào da ngay từ bên trong; nuôi dưỡng da khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho da, chống ung thư da...
Thậm chí, trên website có tên Mypham... cho rằng viên uống chống nắng Su... có khả năng chống nắng bảo vệ da hoàn hảo suốt 24 giờ. Trang web này cũng khẳng định thuốc chống nắng được sản xuất tại Mỹ, giá một hộp 30 viên lên tới 830.000 đồng. Tương tự, facebook có tên Nguyên My cũng quảng cáo loại viên uống trống nắng M. được sản xuất từ Mỹ.
Đáng chú ý, thuốc không chỉ giúp tránh được tia cực tím UV, giảm quá trình lão hóa da, tàn nhang, sạm,… mà, theo Nguyên My, trước khi ra khỏi nhà, chị em chỉ cần uống duy nhất 1 viên mà không cần phải dùng kem chống nắng, thậm chí có thể phơi nắng mà vẫn không bị cháy nắng, đen da. Một viên thuốc chống nắng M. có giá lên tới 20.000 đồng, hộp 60 viên giá 1,2 triệu đồng.
Người bán còn quảng cáo thuốc chống nắng có tác dụng ngay sau 1 tiếng, thậm chí nhiều loại có tác dụng ngay sau 30 phút sử dụng.
Qua khảo sát trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc chống nắng được quảng cáo là hàng xách tay, có xuất xứ Mỹ, Nhật Bản, giá bán dao động từ 350.000-1,2 triệu đồng/hộp, tùy vào số lượng và xuất xứ.
Song, viên uống chống nắng của Nhật giá thường rẻ bằng một nửa hàng Mỹ. Đánh trúng tâm lý của chị em là sợ trời nắng nóng đi ra ngoài đường sẽ bị cháy nắng, đen da, thậm chí sợ bị ung thư da, nên dù giá bán khá đắt đỏ chị em vẫn đổ xô đặt mua.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế trong nước, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của viên uống chống nắng. Mới đây, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng phát đi thông báo nhiều sản phẩm viên uống chống nắng không mang lại lợi ích như quảng cáo.
Cơ quan này khuyến cáo, thay vì uống viên chống nắng, người tiêu dùng nên sử dụng các loại kem chống nắng chuyên biệt, nên chọn loại có độ SPF từ 15 trở lên và thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 2 giờ.
TB
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết