12:34 16/05/2024 Cùng với việc đưa ra những quy định cụ thể về công tác thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, cung cấp, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu căn cước, Luật Căn cước năm 2023 đã quy định trong Cơ sở dữ liệu căn cước bổ sung thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói).
Vậy việc bổ sung thông tin sinh trắc học trong Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được thực hiện như thế nào? Có khả thi hay không?
Trước hết cần phải khẳng định việc quy định bổ sung một số nhóm thông tin sinh trắc học vào Cơ sở dữ liệu căn cước là tương đồng với quy định pháp luật của nhiều nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở nước ta. Quy trình thu thập mống mắt được thực hiện thu nhận theo trình tự thủ tục cấp căn cước.
Việc thu thập thông tin sinh trắc học về (ADN, giọng nói) chỉ áp dụng đối với một số người có tiền án, tiền sự phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; những thông tin này do các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc...) thu thập trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật (theo yêu cầu để giải quyết vụ án, vụ việc) và được chuyển cho cơ quan quản lý Căn cước công dân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Do vậy, không làm phát sinh thêm chi phí cho nhà nước mà ngược lại các thông tin sinh trắc học đã được trưng cầu, giám định, thu thập sẽ tiếp tục được chuyển lưu trữ, bảo quản và khai thác, sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra, hiện nay Bộ Công an đang cung cấp nhiều dịch vụ khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho các bộ, ngành, địa phương như:
(1) Dịch vụ xác thực thông tin công dân; (2) Dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình; (3) Dịch vụ tra cứu thông tin công dân; (4) Dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân yêu cầu có số chứng minh nhân dân; (5) Dịch vụ gợi ý số định danh không yêu cầu có số chúng minh nhân dân; (6) Dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân và số chứng minh nhân dân...
Các dịch vụ này trong thời gian qua đã được triển khai rất hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, nổi bật nhất việc kết nối, chia sẻ thông tin với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục Thuế Bộ Tài chính, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Hà Nội; UBND thành phố Hồ Chí Minh...
Lợi ích của việc bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đã giúp tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương sử dụng; tạo dụng cơ sở dữ liệu ban đầu chính xác, không phải tốn chi phí thu thập, làm sạch ban đầu. Các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm được chi phí thu thập, làm sạch dữ liệu về dân cư khi có thể khai thác, sử dụng thông tin có sẵn trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với cá nhân, lợi ích của việc bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước giúp không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau để cung cấp thông tin cá nhân; thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
KC
14:35 31/10/2024
18:12 29/10/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2024)
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt