18 tháng nữa, Mỹ rút hết khỏi Iraq

18:58 09/04/2009

Trong chuyến thăm bất ngờ tới Iraq ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Barack Obamanhận định rằng 18 tháng tới sẽ mang tính "quyết định" đối với Iraq vàđất nước này sẽ sớm phải "tự lo cho mình".
Trong chuyến thăm bất ngờ tới Iraq ngày 7-4, Tổng thống Mỹ Barack Obamanhận định rằng 18 tháng tới sẽ mang tính "quyết định" đối với Iraq vàđất nước này sẽ sớm phải "tự lo cho mình".

Quân nhân Mỹ ở Iraq đón chào ông Obama
Quân nhân Mỹ ở Iraq đón chào ông Obama

Tổng thống Mỹ Obama đã bí mật bay từ Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du quốc tế quan trọng đầu tiên của ông, để thăm chiến trường mà ông "thừa kế" từ người tiền nhiệm George Bush. Đây là chuyến thăm Iraq thứ ba của ông Obama và là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức tổng thống Mỹ hồi tháng 11-2008.

Từ sân bay quốc tế Baghdad, ông Obama đi xe ô tô tới doanh trại Victory, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ đặt ở ngoại ô Baghdad. Ông ngỏ lời cảm ơn tướng Ray Odierno đã dẫn dắt cái mà ông gọi là "chiến dịch rất hiệu quả" tại đất nước vùng vịnh này. Sau đó ông được 600 binh lính Mỹ đóng tại đây hoan nghênh nhiệt liệt, và ông tỏ lời khen ngợi các "thành tựu phi thường" mà họ đạt được ở Iraq. Ông chủ Nhà Trắng nói Mỹ đã giúp Iraq "đứng vững trong tư thế một quốc gia dân chủ".

Trước khi bắt tay và chụp ảnh cùng một số người lính, ông Obama nói: "Bây giờ là lúc chúng ta chuyển giao lại cho người Iraq. Họ phải nhận lấy trách nhiệm điều hành đất nước họ và 18 tháng tới là giai đoạn quyết định". Theo kế hoạch của ông chủ Nhà Trắng đồng thời cũng là Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ, quân số hiện nay gần 140.000 người của Mỹ tại Iraq sẽ được giảm xuống còn 35.000-50.000 người vào năm 2010. Binh sĩ còn lại ở Iraq chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện cho các lực lượng an ninh Iraq và dự kiến sẽ rút hết vào cuối năm 2011.



Lính Mỹ chiến đấu tại Iraq


Tình hình an ninh tại Iraq trong năm qua mặc dù đã có xu hướng ổn định hơn trước nhưng các vụ đánh bom đẫm máu và xung đột bạo lực vẫn chưa chấm dứt hẳn. Các lực lượng an ninh Iraq vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn khi tiếp quản các chiến dịch quân sự từ Mỹ. Vì vậy, theo ông Obama, để đảm đương được trách nhiệm, Iraq phải tìm cách hòa giải các mối bất đồng giữa các phe phái, phải tự giải quyết các xung đột thông qua các con đường phù hợp với luật pháp.

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ chỉ kéo dài vỏn vẹn 5 tiếng đồng hồ, nhưng trong đó ông đã có cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, người đã tới daonh trại Victory để gặp lãnh đạo Mỹ. Phát ngôn viên của ông Maliki nói cuộc tiếp xúc đã diễn ra một cách thành công và ông Obama đã "tái xác nhận cam kết của nước Mỹ cho Iraq và cam kết rút quân theo kế hoạch". Hãng tin Reuters trích lời phát ngôn viên này nói rằng "Mỹ không có đòi hỏi gì về lãnh thổ và tài nguyên của Iraq".

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài ít giờ này, ông Obama đã hội đàm với Tướng Ray Odierno, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Iraq, bàn về kế hoạch rút quân cũng như công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tại Iraq, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ý quan ngại rằng các mối bất đồng chính trị ở Iraq có thể càng bùng phát nghiêm trọng do sự tranh giành trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm nay... Kết thúc chuyến thăm, ông Obama đã bay thẳng về Mỹ.

Giới quan sát nhận xét, chuyến thăm ngắn ngủi của ông Obama được coi là mốc đánh dấu một chương mới trong chiến lược của nhà lãnh đạo này: giảm bớt sự tập trung nguồn lực cho cuộc chiến tại Iraq để chuyển hướng sang chiến trường Afghanistan.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông