38 tỷ USD cho chuyến bay lên Mặt Trăng

15:50 15/08/2011

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 12-8 cho biết, chương trình chếtạo tên lửa mới và tàu con thoi thám hiểm Mặt Trăng trong 10 năm tới cần nguồn kinh phí ít nhất 38 tỷ USD.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 12-8 cho biết, chương trình chếtạo tên lửa mới và tàu con thoi thám hiểm Mặt Trăng trong 10 năm tới cần nguồn kinh phí ít nhất 38 tỷ USD.

Chuyến bay lịch sử lên Mặt Trăng của Mỹ
Chuyến bay lịch sử lên Mặt Trăng của Mỹ

Vào giữa tháng 7-1969, Mỹ đã thành công trong việc đưa tàu Apollo 11 lên mặt trăng. Chuyến bay là sự kết hợp giữa những kỳ tích về khám phá trong lịch sử loài người và các thành tựu đáng kinh ngạc về khoa học và chế tạo máy của Mỹ. Cả thế giới từng sửng sốt trước khả năng công nghệ và tham vọng của Mỹ.  Sau nửa thế kỷ, NASA được giao nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ mới do Tổng thống Mỹ George W Bush đưa ra vào tháng 1-2004. Mục đích là đưa người trở lại Mặt trăng rồi sử dụng thiên thể này làm bàn đạp đưa người lên sao Hoả. Tàu con thoi kiểu mới sẽ được thiết kế giống như khoang dịch vụ và chỉ huy của tàu Apollo cũ song rộng gấp ba lần và có thể đưa 4 nhà du hành tới Mặt Trăng cùng một lúc.

Theo tính toán sơ bộ của NASA, để chế tạo tên lửa đẩy mới và khoang dành cho phi hành đoàn cho chuyến bay thử nghiệm không có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 12-2017, cần từ 17 đến 22 tỷ USD và cần thêm 12-16 tỷ USD nữa cho chuyến bay có người lên quỹ đạo Mặt Trăng vào tháng 8-2021. Nếu thành công thì như vậy, sau hơn nửa thế kỷ, chính xác là 52 năm, Mỹ mới có thể thực hiện chuyến bay thứ hai có người lên Mặt Trăng kể từ chuyến bay của nhà du hành Luis Amstrong lên Mặt Trăng năm 1969.

Trước dư luận cho rằng NASA khó có thể được cấp số kinh phí gần 40 tỷ USD do nước Mỹ đang khủng hoảng nợ công, các quan chức NASA vẫn tin rằng dự án tái thực hiện chuyến bay có người lên Mặt Trăng có thể được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Để góp phần tiết kiệm ngân sách, NASA sẽ tái sử dụng các bộ phận có thể sử dụng lại của chương trình tàu con thoi vừa kết thúc và các di sản của chương trình đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1969 để tiết kiệm 13,1 tỷ USD cho ngân sách Mỹ, do không phải chế tạo tên lửa đẩy mới hoặc khoang mới cho đoàn phi hành. Khoang dành cho phi hành đoàn sẽ sử dụng khoang Orion tận dụng từ chương trình Mặt Trăng năm 1969.

Hiện có 3 quốc gia châu Á cạnh tranh trực tiếp với Mỹ trong nỗ lực đưa người lên Mặt Trăng là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Chính quyền Ấn Độ đã đồng ý chi 2,5 tỷ USD cho dự án đưa người đến thăm cung chị Hằng vào năm 2020. Cách đây 3 năm, các nhà khoa học nước này đã thành công khi điều khiển tàu Chandrayaan I hạ cánh xuống Mặt Trăng. Nước láng giềng của Ấn Độ là Trung Quốc cũng đang tham vọng đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2017, quyết sớm hơn Ấn Độ và thậm chí là vượt trước Mỹ. Còn Nhật Bản đã phóng thành công tàu thăm dò vào quỹ đạo Mặt Trăng, chụp được nhiều ảnh về bề mặt của vệ tinh này. Tuy nhiên, Nhật Bản chưa cho thấy kế hoạch cụ thể đưa người lên cung chị Hằng. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông