Căng thẳng hai miền Triều Tiên dâng cao

18:42 23/04/2009

Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc có hành động “kích động nghiêm trọng” khitự ý dịch chuyển cột mốc biên giới. Phía Seoul nói Bình Nhưỡng “dựngchuyện” và sẵn sàng đáp trả bất kỳ động thái nào nếu cần thiết.
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc có hành động “kích động nghiêm trọng” khitự ý dịch chuyển cột mốc biên giới. Phía Seoul nói Bình Nhưỡng “dựngchuyện” và sẵn sàng đáp trả bất kỳ động thái nào nếu cần thiết.

Binh sỹ Hàn Quốc và Triều Tiên tại đường biên quân sự
Binh sỹ Hàn Quốc và Triều Tiên tại đường biên quân sự

Sáng 22-4, Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin về việc “Hàn Quốc dịch chuyển cột mốc biên giới” như sau: “Hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng này là sự vi phạm trắng trợn Thỏa thuận đình chiến, đồng thời là hành động cố ý và có tính toán trước nhằm làm gia tăng căng thẳng trong khu vực dọc Đường ranh giới quân sự (MDL)”. Theo Bình Nhưỡng, quân lính Hàn Quốc đã bí mật bê cột mốc đặt sâu sang đất Triều Tiên vài chục mét. Ngay lập tức, Seoul bác bỏ thông tin này và cho rằng Bình Nhưỡng dựng chuyện. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Sang-Hee cũng khẳng định quân đội Hàn Quốc đã sẵn sàng đáp trả bất kỳ động thái nào nếu cần thiết.

Cáo buộc bất ngờ nói trên của Triều Tiên càng làm gia tăng căng thẳng giữa hai miền. Hiện quan hệ liên Triều đang ở mức tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua. Và sự căng thẳng này đã bị đẩy lên một mức cao hơn sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng vệ tinh gây nhiều tranh cãi hôm 5-4 vừa qua. Chính vì sự căng thẳng nói trên mà cuộc hội đàm Liên Triều diễn ra ngày 21-4 đã chấm dứt chỉ sau 22 phút các đại biểu ngồi vào bàn họp. Thất bại của các cuộc hội đàm này dường như đã được báo trước khi phái đoàn của Hàn Quốc sang Triều Tiên từ sáng sớm 21-4 nhưng không thể bắt đầu các cuộc đối thoại vì những tranh cãi liên quan đến thủ tụckéo dàisuốt 12 giờ đồng hồ.

Một trong những nội dung chính của cuộc hội đàm ngắn ngủi là về khu công nghiệp Kaesong, nơi các công ty Hàn Quốc đang sử dụng nguồn lao động và đất đai rẻ của Triều Tiên để sản xuất hàng hoá. Khu công nghiệp Kaesong được mở ra vào năm 2005 như một biểu tượng của sự hoà giải giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, hoạt động của khu công nghiệp này gần đây thường xuyên bị gián đoạn bởi những căng thẳng chính trị giữa hai miền.

Bình Nhưỡng cho biếthọ muốn xem xét lại các điều khoản hoạt động của khu công nghiệp Kaesong nhằm tăng lương cho 38.300 các công nhân Triều Tiên đang làm việc tại đây. Hiện các công nhân này đang nhận mức lương 70USD/tháng - một mức lương theo Bình Nhưỡng là “không thực tế”.Bình Nhưỡng cũng tuyên bố muốn đàm phán lại về giá thuê đất của khu công nghiệp Kaesong. Theo đó, Triều Tiên muốn các công ty Hàn Quốc trả tiền thuê mặt bằng cho họ từ năm tới, thay bằng từ năm 2014 như thoả thuận trước đây. Phía Hàn Quốc không chấp nhận những đòi hỏi trên.

Về vấn đề buôn bán vũ khí, Hàn Quốc được cho là sẽ tham gia một kế hoạch của Mỹ có tên Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt (PSI). Đây là sáng kiến nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Bình Nhưỡng tuyên bố rằng họ sẽ xem việc Seoul tham gia vào PSI là một hành động tuyênchiến. Cũng trong cuộc hội đàm lần này, Bình Nhưỡng đã bác bỏ lời kêu gọi của phía Seoul về việc phóng thích một công nhân Hàn Quốc đã bị Triều Tiên bắt giữ vì tội nói xấu các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Seoul cho biết họ sẽ tìm kiếm sự can thiệp của LHQ nhằm thả công nhân này ra…

Quan hệ liên Triều đã rơi vào tình trạng xấu nhất trong vòng một thập kỷ qua kể từ sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak lên cầm quyền với cam kết từ bỏ chính sách viện trợ vô điều kiện cho CHDCND Triều Tiên. Trên danh nghĩa, hai nước đang trong tình trạng chiến tranh bởi cuộc chiến năm 1950-1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn, chứ chưa có hiệp ước hòa bình.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông