Châu Á và năng lượng hạt nhân

16:09 21/01/2011

Ngày 18-1, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)Yukiya Amano nhấn mạnh, châu Á đang nhanh chóng trở thành trung tâmphát triển năng lượng hạt nhân của thế giới.  Đây là phát biểu của ôngAmano tại Hội nghị hàng năm của Hội hạt nhân Ấn Độ về tác động của côngnghệ phóng xạ đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Ngày 18-1, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)Yukiya Amano nhấn mạnh, châu Á đang nhanh chóng trở thành trung tâmphát triển năng lượng hạt nhân của thế giới.  Đây là phát biểu của ôngAmano tại Hội nghị hàng năm của Hội hạt nhân Ấn Độ về tác động của côngnghệ phóng xạ đối với sức khoẻ con người và môi trường.

Một nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc
Một nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc

Châu Á với tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới đang đặt ra vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân vì nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ) đang ngày càng cạn kiệt cùng với thảm hoạ về môi trường như vụ tràn dầu ở vịnhMexico cũng như tình trạng khí thải CO2 tăng cao. Trong số 61 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng trên thế giới có gần 40 lò ở châu Á. Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc hiện đang là những nước thúc đẩy phát triển năng lượng hạt nhân ở châu Á và toàn cầu. Khai thác nguồn năng lượng hạt nhân đang tăng nhanh trên thế giới và IAEA dự báo sẽ có thêm 10-25 nước nữa sử dụng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên vào năm 2030.

Đối với khu vực Đông Nam Á, nhu cầu năng lượng đang trên đà tăng vọt đòi hỏi các nước phải cấp tốc tìm phương cách đáp ứng. Trong cuộc hội thảo gần đây tại Singapore, các chuyên gia thẩm định rằng: Từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của toàn vùng châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng 2,4% mỗi năm. Tốc độ này gấp đôi so với nhu cầu của các nước còn lại trên thế giới. Từ Singapore, Indonesia, Malaysia, cho đến Thái Lan, Philippines và Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề điện nguyên tử đã trở thành trọng tâm xem xét.

Ngoài Việt Nam dự kiến sẽ có nhà máy điện nguyên tử đầu tiên công suất 4.000MW hoạt động từ năm 2020, Singapore đang tiến hành nghiên cứu khả thi về việc thiết lập các nhà máy điện nguyên tử. Malaysia phác thảo kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này vào khoảng năm 2021. Thái Lan và Indonesia cũng xem xét việc thành lập các trung tâm điện nguyên tử, nhưng đang gặp phải những phản ứng dữ dội từ phía các địa phương nơi chính quyền muốn đặt nhà máy. Ngoài khu vực Đông Nam Á, tại Bangladesh, vào tháng 5 vừa qua, nước này đã ký với Nga hiệp định xây dựng 2 nhà máy điện nguyên tử vào năm 2015.

Có thể khẳng định, năng lượng hạt nhân không phải đặc quyền của các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các nước phát triển về phát triển năng lượng hạt nhân. Các nước đang phát triển có quyền sử dụng năng lượng này vào các mục đích hòa bình, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao nhất và bảo vệ nguồn năng lượng này không rơi vào tay các tổ chức khủng bố và tội phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia thừa nhận rằng năng lượng hạt nhân không phù hợp với tất cả mọi quốc gia. Một nhà khoa học nói: "Để phát triển năng lượng nguyên tử cần có trang bị tốt về cơ sở hạ tầng, kĩ thuật và các tiêu chuẩn an toàn nhất định, chế độ tuân thủ rất nghiêm ngặt. Không phải quốc gia nào cũng đảm bảo được các yêu cầu đó".


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông