Chi phí quân sự toàn cầu tăng chóng mặt

15:55 06/10/2010

Ngày 4-10, trong thông điệp gửi Hội nghị các tôn giáo vì hòa bình đangdiễn ra ở New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo chiphí quân sự toàn cầu đã tăng 50% kể từ năm 2000 và hiện đã lên tới hơn1.500 tỷ USD.
Ngày 4-10, trong thông điệp gửi Hội nghị các tôn giáo vì hòa bình đangdiễn ra ở New York, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo chiphí quân sự toàn cầu đã tăng 50% kể từ năm 2000 và hiện đã lên tới hơn1.500 tỷ USD.

Mỹ đổ nhiều tiền vào cuộc chiến Afghanistan
Mỹ đổ nhiều tiền vào cuộc chiến Afghanistan

Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) - cơ quan nghiên cứu và thông kê có uy tín nhất về giải trừ quân bị toàn cầu, chi phí quân sự của thế giới đã tăng 45% và tăng liên tục hàng năm suốt 10 năm qua.Chi tiêu quân sự năm 2008 lên tới 1.460 USD, chiếm 2,4% tổng thu nhập nội địa (GDP) toàn thế giới, cao hơn cả chi tiêu quân sự năm cao nhất của thời Chiến tranh Lạnh hồi thập niên 80 của thế kỷ 20.

Năm 2009, tổng chi phí quân sự đạt cột mốc 1.500 tỷ USD. Từ năm 2005 đến 2009, ngân sách mua sắm tên lửa, máy bay chiến đấu, vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác đã tăng 22% so với thời kỳ từ năm 2000 đến 2004, trong đó tăng mạnh nhất là tiền dành cho sắm máy bay chiến đấu.Tiền mua máy bay chiếm 27% trong toàn bộ ngân sách mua sắm vũ khí trên thế giới.

Báo cáo của Viện SIPRI cảnh báo nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong các khu vực tình hình đặc biệt căng thẳng như ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á và Nam Á.Báo cáo nói rằng tại Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 21 đến nay, nhập khẩu vũ khí tăng đáng kể, trong đó ngân sách quân sự của Malaysia tăng 722% và vũ khí được nhập vào khu vực Nam Mỹ đã tăng 150% trong 5 năm qua.Mỹ là quốc gia cung cấp tới 30% các loại vũ khí trên toàn cầu và kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ ngành công nghiệp này, trong đó 39% là từ các vụ bán máy bay chiến đấu. Tại Nga, 40% doanh thu từ giao thương vũ khí là do bán máy bay chiến đấu. Như vậy, vũ khí các loại vẫn được sản xuất ồ ạt trên toàn cầu bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh số tiền khổng lồ nói trên chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều nếu được chi cho xóa đói nghèo, giảm tác động của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và dinh dưỡng, sức khỏe phụ nữ và trẻ em cũng như nhiều thách thức phát triển toàn cầu khác. Ông Ban Ki-moon hoan nghênh kiến nghị của hơn 5 triệu thanh niên các tôn giáo vì hòa bình phát động chiến dịch thanh niên toàn cầu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng sống còn của giảm chi tiêu quân sự và thúc đẩy thế giới tiến tới một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra kế hoạch hành động giải trừ và không phổ biến hạt nhân bắt đầu bằng lời kêu gọi các bên của Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) thúc đẩy thương lượng giải trừ vũ khí hạt nhân hoặc thông qua một công ước mới hay các công cụ tăng cường lẫn nhau được hỗ trợ bởi chế độ kiểm chứng tin cậy. Kế hoạch hành động này dựa trên 5 nguyên tắc: giải trừ vũ khí hạt nhân phải tăng cường an ninh, phải được kiểm chứng đáng tin cậy, phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý, phải công khai và phải dự báo được sự xuất hiện các nguy cơ từ các loại vũ khí khác.

Mười nước có chi phí quân sự cao nhất năm 2009, tính theo tỷ USD, gồm Mỹ: (661 tỷ USD), Trung Quốc (100), Pháp (63,9), Anh (58,3), Nga (53,3), Nhật Bản (51,8), Đức (45,6), Arập Xêút (41,3), Ấn Độ (36,3) và Italia (35,8).
Nguồn: SIPRI



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông