Hải Phòng tập trung thực hiện Đề án 06/CP phục vụ chuyển đổi số quốc gia

16:34 27/04/2023

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 23-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hải Phòng đang tập trung cao nhất triển khai quyết liệt, đồng bộ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) với những kết quả khả quan, đáng ghi nhận ở hầu hết các nhóm nhiệm vụ.

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05/CT về việc đẩy mạnh triển khai Đề án 06/CP, UBND TP đã ban hành kế hoạch phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương với lộ trình thời gian thực hiện, hoàn thành.

Đại tá Bùi Trung Thành – Phó Giám đốc CATP kiểm tra công tác cấp CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử cho công dân (ảnh tư liệu)

Cùng với đó, thực hiện Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, ngày 9-3-2023, Chủ tịch UBND TP đã ký văn bản chỉ đạo Giám đốc CATP, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện khẩn trương quán triệt Đề án 06/CP và Chỉ thị số 05/CT tới từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cùng gia đình, người thân cùng thực hiện.

Cũng từ đầu tháng 3-2023, UBND TP đã yêu cầu CATP chỉ đạo, quán triệt tới 100% cán bộ tiếp nhận hồ sơ TTHC tại Bộ phận Một cửa phải sử dụng các phương thức khai thác thông tin về cư trú của công dân theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 21-12-2022 của Chính phủ trong giải quyết TTHC, dịch vụ công (DVC); tuyệt đối không được sử dụng và yêu cầu người dân xuất trình Giấy xác nhận thông tin cư trú.

Cùng với đó, đường dây nóng của Tổ công tác Đề án 06/CP quận/huyện nhanh chóng được thiết lập để tiếp nhận, xử lý các khó khăn, vướng mắc của công dân. Chỉ tính riêng trong tháng 3 năm nay, UBND TP đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan tới việc triển khai đề án và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

690 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Đáng chú ý, hệ thống Một cửa điện tử và DVC trực tuyến của thành phố hiện đã được triển khai tập trung, thống nhất cho 35/35 sở, ban, ngành, quận, huyện và 217/217 xã, phường, thị trấn.

Hệ thống này thường xuyên cung cấp 1.232 DVC trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp, cung cấp 690 DVC trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng DVC quốc gia, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ. Riêng Cổng DVC trực tuyến của thành phố cung cấp 100% DVC đủ điều kiện lên mức độ 4.

C

Phòng QLHC về TTXH – CATP đẩy mạnh cấp CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử lưu động cho học sinh

ũng từ tháng 1-2023, Hải Phòng đã hoàn thành kết nối liên thông Hệ thống DVC trực tuyến thành phố với Cổng DVC quốc gia để đồng bộ, công khai kết quả giải quyết TTHC và kết nối với nền tảng thanh toán trực tuyến tại đây trong thực hiện thanh toán phí, lệ phí giải quyết TTHC trực tuyến.

Từ khi kết nối Hệ thống giải quyết TTHC thành phố với CSDLQG về DC, tính đến cuối tháng 3-2023, đã phát sinh 11.812 lượt yêu cầu xác thực thông tin dân cư, trong đó 9.631 lượt yêu cầu (đạt 81,5% tỷ lệ thành công) đúng, khớp thông tin với dân cư và có kết quả trả lời. Ngoài ra, thành phố cũng đã thiết lập thông tin thanh toán trực tuyến cho 230 TTHC của 13 sở, ngành và 328 TTHC của 10 quận, huyện. Theo thống kê trên hệ thống, trong năm 2022 đã phát sinh 267 giao dịch với tổng số tiền 806.669.077 đồng.

Riêng Sở TT&TT đã công khai số điện thoại hotline 082.507.7988 thường xuyên hỗ trợ tổ chức, cá nhân tìm kiếm TTHC, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVC thành phố. Đối với các TTHC có yêu cầu thành phần hồ sơ là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin cư trú sau khi đã hoàn thành việc kết nối giữa Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến với CSDLQG về DC, sở đã có nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương, đơn vị khai thác các chức năng kết nối CSDLQG về DC.

Theo thống kê, tính đến ngày 27-3-2023, việc thực hiện khai thác các chức năng kết nối CSDLQG về DC, chia sẻ thông tin công dân, xác thực CCCD - CMND, xác thực chủ hộ đã phát sinh 11.812 yêu cầu, trong đó 9.631 yêu cầu đúng khớp thông tin với dân cư và có trả kết quả. 

Đối với nhiệm vụ triển khai 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06/CP, tính đến nay, Hải Phòng đã hoàn thành 22/25 thủ tục. Về nhóm tiện ích phục vụ phát triển KT-XH, triển khai kỹ thuật bảo đảm từng bước sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) thay thế thẻ BHYT giấy để khám, chữa bệnh, tính đến nay, hệ thống trên của thành phố đã xác thực 1.477.237 thông tin nhân khẩu có trong CSDLQG về bảo hiểm với CSDLQG về DC với 644.365 lượt tra cứu, trong đó 512.810 lượt thành công về thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp điện tử tại 161 cơ sở khám, chữa bệnh…

Chú trọng các mô hình điểm

Tới thời điểm này, 14/15 quận, huyện (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ) trên địa bàn thành phố đã triển khai “mô hình điểm” hướng dẫn, hỗ trợ người dân kích hoạt tài khoản định danh mức độ 1, 2 và đăng ký, sử dụng tài khoản DVC để thực hiện các TTHC trên Cổng DVC quốc gia.

Hải Phòng đã có 55 chi nhánh ngân hàng thương mại có trang bị ATM và 43 chi nhánh tổ chức tín dụng lắp đặt máy POS để triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Doanh số hoạt động thanh toán qua POS hàng tháng đạt trên 650 tỷ đồng.

 

Phòng QLHC về TTXH – CATP đẩy mạnh cấp CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử lưu động cho học sinh

Ở khối doanh nghiệp đã có gần 100% doanh nghiệp triển khai thí điểm mô hình hóa đơn điện tử, các hộ kinh doanh cá thể đạt trên 30%. 100% các bệnh viện đã triển khai phần mềm Quản lý bệnh viện, kết nối dữ liệu liên thông với Cổng thông tin Giám định Bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, Hải Phòng có 450 biển tên đường, phố, công trình công cộng được gắn mã Qr để phục vụ du khách tìm hiểu các thông tin về tiểu sử danh nhân, nguồn gốc, giá, ý nghĩa tên đặt.

Theo lộ trình từ nay đến 2025, thành phố phấn đấu hoàn thành việc gắn mã Qr 100% trên biển tên các tuyến đường phố, bổ sung các ngôn ngữ, chuyển đổi ngôn ngữ, hình ảnh...

Đáng ghi nhận, Đoàn Thanh niên CATP đã triển khai hiệu quả mô hình “Móc khóa định danh điện tử” góp phần tuyên truyền về Đề án 06/CP, đẩy mạnh việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng mã định danh điện tử và ứng dụng VneID cho người dân trên địa bàn thành phố.

Phòng QLHC về TTXH – CATP đẩy mạnh cấp CCCD gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử lưu động cho học sinh

Triển khai nhóm nhiệm vụ phục vụ phát triển công dân số, thành phố đã hoàn thành 100% việc thu thập, cập nhật thông tin dân cư thường trú; tỷ lệ làm sạch thông tin dân cư đạt gần 99%.

Về dữ liệu ngành giáo dục, Hải Phòng đã hoàn thành cập nhật đầy đủ dữ liệu cá nhân học sinh theo yêu cầu quản lý của ngành giáo dục đối với 501.791/530.720 học sinh, đạt 94,55% trên hệ thống CSDL ngành giáo dục. 

Tuổi trẻ Phường Thượng Lý (Hồng Bàng) hướng dẫn người dân giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ Công trực tuyến

Cùng với đó là việc cập nhật mã định danh, thực hiện xác thực thông tin với CSDLQG về DC cho 486.004/530.720 học sinh, đạt tỉ lệ 96,85%; hoàn thành cập nhật đầy đủ dữ liệu đối với 33.110 giáo viên, trong đó, đã thực hiện xác thực thông tin với CSDLQG về DC đối với 30.310. giáo viên (đạt tỉ lệ 91,54%). 

Tuổi trẻ Phường Thượng Lý (Hồng Bàng) hướng dẫn người dân giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ Công trực tuyến

Và để hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, các sở, ban, ngành, địa phương còn triển khai tiếp nhận thủ tục, hồ sơ qua Bộ phận tiếp nhận một cửa, DVC trực tiếp để từng bước số hóa hồ sơ lên hệ thống; đẩy mạnh số hóa hồ sơ hiện đang lưu trữ bằng văn bản giấy lên hệ thống phục vụ chuyển đổi số.

Khánh Chi

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông