Hải tặc cướp tàu chở dầu siêu lớn của Arập Xêút

03:57 25/11/2008

Nội dung Một chiếc tầu chở dầu siêu lớn của Arập Saudi đã bị cướp biển tấn công ở ngoài khơi Kenya. Với hàng hóa trên khoang trị giá hơn 100 triệu USD, Sirius Star là tàu chở dầu lớn nhất từ trước tới nay bị hải tặc chiếm giữ. Giá dầu thế giới đã tăng khi hay tin về vụ cướp này.

Nội dung

Một chiếc tầu chở dầu siêu lớn của Arập Saudi đã bị cướp biển tấn công ở ngoài khơi Kenya. Với hàng hóa trên khoang trị giá hơn 100 triệu USD, Sirius Star là tàu chở dầu lớn nhất từ trước tới nay bị hải tặc chiếm giữ. Giá dầu thế giới đã tăng khi hay tin về vụ cướp này.

Trong bản thông cáo phát đi sáng 18-11, Hạm đội 5 thuộc Hải quân Mỹ cho hay, bọn hải tặc đã nắm quyền kiểm soát chiếc tầu chở dầu Sirius Star từ hôm thứ bẩy tuần trước. Con tàu chở dầu này bị tấn công ở vị trí cách cảng Mombasa của Kenya khoảng 830 km. Hiện nó tàu đang bị dong "đến gần điểm thả neo" ở Eyl, một cảng thường được những kẻ hải tặc hoạt động ở vùng Puntland của Somalia sử dụng.

Được biết, tàu Sirius Star có trọng tải 318.000 tấn, dài 330 mét, gấp 3 lần kích cỡ tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tàu thuộc quyền sở hữu của công ty Saudi Aramco có trụ sở ở Arập Xêút, bắt đầu chạy từ tháng 3 năm nay và treo cờ Liberia. Khi bị bắt, tầu đang chở khoảng 2 triệu thùng dầu (trị giá 100 triệu USD, bằng ¼ sản lượng dầu thô khai thác mỗi ngày ở Arập Xêút) tới giao cho khách hàng ở Mỹ. Thủy thủ đoàn trên tàu lúc đó gồm 25 người, mang các quốc tịch Anh, Croatia, Philippin, Ba Lan và Arập Xêút.

Hải tặc có căn cứ ở Somalia đã làm cho vùng biển phía đông châu Phi trở thành nơi nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên lần này vụ tấn công xảy ra ở phía nam châu Phi, cách xa nơi hải tặc Somalia thường hoạt động. Nó cho thấy sự bất lực của một đội đặc nhiệm hải quân đa quốc gia được triển khai tới khu vực hồi đầu năm để ngăn chặn nạn cướp biển. Hải quân Mỹ sẽ không cử tàu đến cứu tàu chở dầu này do nó không chở vũ khí hạt nhân nguy hiểm như tàu MV Faina của Ukraina.

Trong khi đó, bọn cướp biển ở Somalia ngày càng chuyên nghiệp chứ không còn là những tay súng nổi loạn như trước kia. Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch Ủy ban hỗn hợp tham mưu trưởng Mỹ, cho biết giờ đây cướp biển được huấn luyện rất bài bản. Ông nói trong một buổi họp báo ở Washington rằng một khi hải tặc xác định được điểm lên tàu, khó mà có thể ngăn cản chúng.

Theo điều tra của phóng viên BBC, phần đông hải tặc Somalia tuổi từ 20 tới 35 tuổi, và gia nhập đội quân này vì tiền. Trung bình mỗi con tàu bị bắt giữ (kèm thủy thủ đoàn) được các công ty chủ tàu chuộc về với giá 2 triệu USD, cho nên không nghề gì hấp dẫn hơn nghề cướp biển ở đất nước vô chính phủ Somalia. Nhà phân tích các vấn đề Somalia của BBC, Mohamed Mohamed, nói những tên cướp biển thường có nguồn gốc từ ba nhóm dưới đây.

Các cựu ngư phủ - những người được coi là bộ não của mọi hoạt động vì họ rành về biển khơi. Các cựu dân quân - những người được coi là có sức lực - vì từng tham gia một loạt các cuộc xung đột sắc tộc phe phái. Các chuyên gia kỹ thuật - những người rành về máy tính và biết vận hành các thiết bị công nghệ cao phục vụ hoạt động của cướp biển như điện thoại vệ tinh, thiết bị định vị GPS và khí tài…

Xét về nhiều khía cạnh, cướp biển được xã hội hỗn loạn ở Somalia chấp nhận và dường như trở thành mốt. Cuộc chiến chống hải tặc vì thế hiện khó khăn hơn bao giờ hết.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông