Hết tiền, đem con bỏ… bệnh viện

23:43 14/10/2008

Sau vụ một bà cụ 90 tuổi ở bang Ohio tự sát vì bị tịch thu nhà và vụmột người chồng thất nghiệp ở Los Angeles bắn chết cả gia đình vì lâmvào tuyệt vọng, truyền thông Mỹ lại ồn ào về tin một người cha đem 9con giao cho chính phủ nuôi vì hết tiền mua thức ăn.
Sau vụ một bà cụ 90 tuổi ở bang Ohio tự sát vì bị tịch thu nhà và vụmột người chồng thất nghiệp ở Los Angeles bắn chết cả gia đình vì lâmvào tuyệt vọng, truyền thông Mỹ lại ồn ào về tin một người cha đem 9con giao cho chính phủ nuôi vì hết tiền mua thức ăn.

Xin đừng vất con!
Xin đừng vất con!

Vụ "trả con cho chính phủ" xảy ra ngày 24-9 tại Trung tâm y tế đại học Creighton thuộc hạt Omaha, bang Nebraska. Ông Gary Staton đã đem 9 đứa con, từ 1 tuổi đến 17 tuổi, đem bỏ tại phòng lễ tân bệnh viện. Riêng cô con gái lớn đã 18 tuổi, tức đã trưởng thành, nên "may mắn" không bị bố bỏ rơi.

Gary than thở là ông rất đau lòng vì không có tiền để mua thực phẩm và quần áo cho 9 con. Trả lời phóng viên CNN, ông nói: "Sau khi vợ tôi qua đời, tôi thật sự chới với. Tôi và bà ấy đã cùng nhau nuôi con trong 17 năm. Giờ đây bà ấy đã ra đi, tôi biết phải làm sao?".

Hiện tượng mang con tới các bệnh viện ở Nebraska bỏ cho chính phủ nuôi đang gia tăng trong những tháng qua, thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ và nhiều công nhân bị mất việc làm. Thậm chí có người từ tiểu bang khác đến Nebraska để làm chuyện hết sức đau lòng này. Sở dĩ như vậy vì Nebraska có luật gọi là "Safe Haven", cho phép cha mẹ mang con đến bệnh viện nhờ chăm sóc mà không bị truy tố.

Theo thống kê, kể từ khi luật Safe Haven có hiệu lực ở bang Nebraska, chỉ trong tháng 9-2008 đã có 17 đứa trẻ bị gia đình bỏ rơi và trong số này có 4 trẻ nhỏ hơn 10 tuổi. Điều tra của tờ USA Today cho thấy, từ 5h chiều đến 9h tối ngày 24-9 đã có 3 ông bố đem con đến bỏ tại 2 bệnh viện ở hạt Omaha. Một em gái 14 tuổi ở tít tận bang Iowa cũng bị gia đình lái xe vượt qua sông Missouri đến Trung tâm y tế Creighton bỏ. Trước đó một tuần, hai đứa con trai 11 và 15 tuổi cũng bị bố mẹ "đem vất" ở bệnh viện.

Thực tế ở 49 bang khác của nước Mỹ cũng có luật Safe Haven nhưng ấn định rõ tuổi của đứa trẻ "bị trả lại" phải là từ sơ sinh tới 1 tuổi, lớn hơn thì bố mẹ phải tự nuôi. Tuy nhiên, điều luật này ở Nebraska lại chỉ ghi chung chung là "child" (đứa trẻ) nên đã bị các bậc cha mẹ túng quẫn lạm dụng. Họ chở con đến vất cho bệnh viện, ghi vài dòng thông tin rồi "bye bye" ra về. Thống đốc Dave Heineman thậm chí đã thốt lên: "Đúng là chúng ta phải bảo vệ một đứa trẻ nhưng luật Safe Haven cũng cần phải được sửa đổi".

Một viên chức của bang Nebraska nói thẳng là "đâu phải hễ bạn có khó khăn khi nuôi con đã lớn một chút là bạn đem chúng bỏ ở các bệnh viện đâu, bạn phải có trách nhiệm của bậc cha mẹ chứ". Nhưng cũng có ý kiến là nhiều bậc cha mẹ nên được thông cảm như trường hợp của người đàn ông ở hạt Omaha, vì ông ta trở tay không kịp với hoàn cảnh túng thiếu cả về tài chính và tinh thần đổ ập xuống đầu.

LUẬT SAFE HAVEN

Luật Safe Haven cho phép cha mẹ và những người trưởng thành ở Mỹ giao những đứa trẻ mà họ không muốn nuôi cho phòng cấp cứu của các bệnh viện vào bất cứ giờ nào trong ngày, bất cứ ngày nào trong tuần mà không sợ bị bắt giữ hay bị truy tố.

Một khi đứa bé được giao cho bệnh viện, em sẽ được đeo một dây chuyền ở cổ chân với số mật mã. Cha, mẹ hay người lớn giao đứa trẻ này cũng sẽ được cung cấp một dây đeo tay với số mật mã tương tự (để sau này muốn nhận lại con thì phải khớp hai mã số lại).

Trong đơn bỏ rơi con, chính quyền chỉ quan tâm đến những tin tức y tế liên quan đến đứa trẻ (ví dụ bị bệnh gì không, sức khoẻ ra sao…), chứ không hỏi tên tuổi, địa chỉ hay số điện thoại của người "đem con bỏ chợ". Người ta có thể điền đơn tại chỗ, hay đem đi và sau đó gửi lại bệnh viện bằng bưu điện. Tóm lại là thủ tục "bỏ con" vô cùng thoáng.

Nhân viên của bệnh viện sau đó sẽ lập một bảng y tế chi tiết hơn và cung cấp những chăm sóc y khoa cần thiết cho đứa trẻ. Khi đã ổn định, đứa trẻ sẽ được gởi đến một nhà nuôi dưỡng tạm thời, hay đến một trung tâm chuyên về con nuôi. Luật pháp cũng gia hạn khoảng thời gian 14 ngày để cha mẹ hoặc người lớn có thể trở lại và đòi con của họ.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông