17:44 28/10/2008 Nội dung Sáng 22-10, từ trung tâm vũ trụ Sriharikota ở miền nam Ấn Độ, tàu vũtrụ không người lái Chandrayaan-1 đã được phóng vào không gian, đánhdấu việc chính thức bước vào cuộc đua chinh phục vũ trụ của Ấn Độ vớicác cường quốc khác trên thế giới.
Sáng 22-10, từ trung tâm vũ trụ Sriharikota ở miền nam Ấn Độ, tàu vũtrụ không người lái Chandrayaan-1 đã được phóng vào không gian, đánhdấu việc chính thức bước vào cuộc đua chinh phục vũ trụ của Ấn Độ vớicác cường quốc khác trên thế giới. Tàu Chandrayaan-1 được trang bị một tấm phát điện năng lượng mặt trời công suất 700 watt. Nó chở theo 5 thiết bị do Ấn Độ sản xuất và 6 thiết bị còn lại được cung cấp bởi Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ châu ÂU (ESA) và Bulgaria. Nếu mọi việc suôn sẻ, tàu Chandrayaan-1 sẽ tới gần Mặt trăng và đi vào một quỹ đạo gần như hình tròn ở độ cao 1.000 km. Sau khi kiểm tra lại thiết bị, tàu sẽ giảm độ cao cho tới khi còn cách bề mặt Mặt trăng chừng 100km. Nó sẽ hoạt động ở độ cao này trong vòng 2 năm. Nhiệm vụ của tàu Chandrayaan-1 là tổng hợp dữ liệu và phân tích các thành phần trên vỏ Mặt trăng để giúp trả lời các câu hỏi quan trọng về sự hình thành của vệ tinh này. Các nhà nghiên cứu nói hàm lượng magnesium và sắt cao trong đá của Mặt trăng có thể giúp khẳng định rằng hành tinh này đã từng được biển magma che phủ. Thiết bị đặt trên tàu Chandrayaan-1 cũng sẽ tìm kiếm các thành phần hóa chất hiếm khác trên bề mặt Mặt trăng, thí dụ titanium. Chất này đã được tìm thấy trong các sao băng của Mặt trăng, nhưng người ta còn chưa biết nhiều về hiện diện của nó trong vỏ của nó. Tàu Chandrayaan-1 cũng sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa các phía của Mặt trăng, vì bề mặt khuất Trái đất có nhiều lồi lõm hơn là phía mà con người vẫn thường nhìn thấy. Có thể nói việc phóng tàu Chandrayaan-1 là bước tiến vĩ đại của ngành khoa học vũ trụ Ấn Độ. Quốc gia này đã trở thành nước thứ 3 ở châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc và nước thứ 6 trên thế giới phóng thành công tàu không người lái vào quỹ đạo mặt trăng. Hiện tại, ngoài Ấn Độ, chỉ có Nga, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đang có những dự án nghiên cứu mặt trăng. Mỹ đang chuẩn bị cho dự án của mình vào mùa xuân năm sau, cho dù nước này đã từng đặt chân lên cung chị Hằng. Một số người đặt câu hỏi quanh việc một đất nước vẫn còn đang chật vật xóa đói giảm nghèo như Ấn Độ đã quyết chi 80 triệu USD cho một sự theo đuổi khoa học như vậy. Họ đã lên tiếng chỉ trích chính phủ lẽ ra phải dùng số tiền này để cải thiện hệ thống giáo dục và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm vào đâu nếu so với các dự án thám hiểm Mặt trăng của nước láng giềng Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ khẳng định lợi ích của dự án 80 triệu USD này là rất lớn, nhất là về các phương diện khoa học, công nghệ, cảm hứng, tầm vóc, viễn cảnh về hợp tác quốc tế. Không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh Mặt trăng, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua kế hoạch Chandrayaan-2 vào cuối năm 2009 hoặc 2010 và một sứ mệnh vũ trụ tham vọng hơn nhiều: Đưa người lên Mặt trăng vào khoảng năm 2020. Bên cạnh đó là các mục tiêu đưa robot tới các hành tinh khác. Cũng giống như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ coi đều coi chương trình vũ trụ của mình là biểu tượng cho vị thế của dân tộc và phát triển kinh tế. |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết