Nô lệ tình dục là dạng buôn người chủ yếu

20:52 18/02/2009

Báo cáo công bố ngày 12-2 của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạmcủa LHQ (UNODC) cho biết bóc lột tình dục và lao động khổ sai là haihình thức phổ biến nhất của hoạt động buôn người hiện nay trên thế giới.
Báo cáo công bố ngày 12-2 của Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạmcủa LHQ (UNODC) cho biết bóc lột tình dục và lao động khổ sai là haihình thức phổ biến nhất của hoạt động buôn người hiện nay trên thế giới.

Hai bé gái bị bán vào nhà chứa ở Campuchia
Hai bé gái bị bán vào nhà chứa ở Campuchia

Báo cáo toàn cầu về tệ nạn buôn người được viết dựa trên số liệu của 155 quốc gia. Nó giúp chính phủ các nước có một cái nhìn toàn cảnh về hoạt động buôn người trên toàn cầu. Ước tính lợi nhuận mà bọn buôn người thu được hàng năm có thể lên đến 32 tỉ USD, hay là khoảng 13 ngàn USD mỗi người. Lợi nhuận khổng lồ đã khiến tệ buôn người trong năm 2008 vẫn tiếp diễn dù nhiều quốc gia đã tuân theo các thỏa ước quốc tế về chống nạn buôn người và số vụ bị truy tố đang gia tăng.

Hình thức phổ biến nhất của nạn buôn người vẫn là bóc lột tình dục, sau đó là cưỡng bức lao động và những kẻ chủ mưu đa số là phụ nữ. Cụ thể, nô lệ tình dục đang chiếm 79% số các vụ buôn bán người. Những kẻ phạm tội buôn bán phụ nữ vì mục đích bóc lột tình dục đa số cũng là phụ nữ. Tại Trung Á và Đông Âu, tội phạm nữ chiếm hơn 60% trường hợp bị kết án buôn người. Giám đốc UNODC, Antonio Maria Costa nói: "Tại những khu vực này, việc phụ nữ lừa bán phụ nữ đã trở thành bình thường. Thật sốc khi biết rằng những người vốn là nạn nhân nay trở thành tội phạm lừa bán những phụ nữ khác".

Hình thức buôn người phổ biến thứ 2 là lao động cưỡng bức (chiếm 18% dù con số thực tế có thể cao hơn). Hàng trăm nghìn người đang lao động khổ sai trên những cánh đồng, nhà xưởng, hầm mỏ. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) ước tính có đến 12,3 triệu người trên thế giới đang bị cưỡng bức làm "nô lệ lao động". Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng trầm trọng, nhu cầu sử dụng hàng hoá và dịch vụ rẻ mạt tăng lên. Đáng chú ý là trẻ em chiếm 1/5 trong tổng số nạn nhân bị buôn bán trong bất kỳ hình thức buôn người nào.

Lila, một cô gái Rumani 19 tuổi từ lâu đã phải chịu đựng sự lạm dụng tình dục từ chính người cha nghiện rượu của mình. Cô được một gã đàn ông hứa hẹn với cô cơ hội tìm được công việc quản gia hoặc bán hàng ở nước Anh. Khi cô đến nước Anh, gã này đã bán cô cho một tên ma cô và Lila bị ép trở thành gái điếm. Sau một lần thử chạy trốn, cô đã bị bắt lại và bị đánh đập ngày một tàn nhẫn hơn. Nhiều tháng sau, Lila may mắn được tự do trong một cuộc truy quét của cảnh sát. Cô được hồi hương về Rumani. Ở đây, sau hai tháng, cô biến mất khỏi nơi ở tạm và hiện nay không ai biết cô đang ở đâu…

Trên thế giới, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang là nguồn cung cấp chính của các vụ buôn người xuyên quốc gia. Hầu hết nạn nhân đến từ Đông Á bị đưa sang Malaysia, Nhật và Australia. Trong thời gian gần đây thì các vụ buôn người và các vụ tội phạm liên quan đến tệ nạn này ở Campuchia, Indonesia, Mongolia, Malaysia và Nhật Bản đã được phát hiện nhiều hơn. Thống kê cho thấy các nạn nhân bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc bị buộc phải đi ăn xin.

Báo cáo của UNODC cho hay trong năm qua thế giới đã có nhiều tiến bộ lớn trong việc chống nạn buôn người, thế nhưng nhiều chính phủ vẫn làm ngơ trước tệ nạn này. Nghiên cứu của LHQ cho thấy 40% các quốc gia có nạn buôn người không báo cáo bất cứ trường hợp nào.

LHQ có quan điểm rằng hiện giờ nhiều nước cần phải có những biện pháp mạnh để đối phó với những kẻ tội phạm. Công tố viện và các thẩm phán cũng phải quyết tâm và sẵn sàng áp dụng mọi mức án phạt thích đáng để răn đe những kẻ buôn người. Đại diện của UNODC lưu ý thêm là các nước cần có chính sách bảo vệ nạn nhân sau khi đã giải cứu họ.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông