Nội bộ áo đỏ rạn nứt

15:51 19/03/2010

Nội bộ lực lượng biểu tình áo đỏ đã có dấu hiệu rạn nứt, trong khi số lượng người tham gia đang sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các lãnh đạo Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD) vẫn tuyên bố quyết tâm đấu tranh.
Nội bộ lực lượng biểu tình áo đỏ đã có dấu hiệu rạn nứt, trong khi số lượng người tham gia đang sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, các lãnh đạo Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD) vẫn tuyên bố quyết tâm đấu tranh.

Phe áo đỏ vẫn quyết tâm lật đổ chính phủ
Phe áo đỏ vẫn quyết tâm lật đổ chính phủ

Số lượng người biểu tình áo đỏ ở Bangkok đến nay đã sụt giảm xuống chỉ còn 38.000 người. Tuy nhiên, các lãnh đạo UDD vẫn tỏ ra rất quyết tâm duy trì các hoạt động biểu tình. Họ đã họp kín trong cả ngày hôm qua để thảo luận chiến lược mới, trong khi tổ chức các sự kiện như âm nhạc và nhảy múa để giữ vững tinh thần của người biểu tình. Một lãnh đạo của UDD tiết lộ họ sẽ  tỏa đi từng đường phố ở Bangkok để kêu gọi mọi người tham gia biểu tình, đồng thời huy động nhiều xe tải nhỏ ở các địa phương đổ về thủ đô vào ngày mai (20-3) để chuẩn bị cho các cuộc biểu tình cuối tuần này.

Phát biểu sau cuộc họp kín, ông Jatuporn Promphan, một thủ lĩnh UDD, cho rằng "chiến dịch tưới máu của người biểu tình đã kết thúc hòa bình" và UDD hiện đang thay đổi chiến thuật theo hướng biểu tình trường kỳ nhằm ngăn cản Thủ tướng Abhisit thực hiện trách nhiệm điều hành chính phủ. Chiến thuật tưới máucủa phe "áo đỏ" đã thu hút sự chú ý của dư luận, song không giúp lực lượng này đạt được mục đích, thậm chí đã vấp phải sự phản đối rộng rãi tại Thái Lan, đặc biệt là các nhóm xã hội đang tích cực tìm kiếm nguồn máu hiến tặng để cứu người.

Các lãnh đạo UDD cũng đã quyết định cắt đứt quan hệ với chuyên gia quân sự Khattiya Sawasdipol và ông Surachai Danwattananusorn, lãnh đạo hai chi nhánh riêng biệt của UDD do bất đồng về chiến lược hành động. Tướng Khattiya và ông Surachai cho rằng phương thức biểu tình hòa bình của UDD không đem lại kết quả gì, và sẽ không dẫn đến thay đổi chính quyền. Cả hai ông này cho rằng cuộc biểu tình chỉ có thể thành công với những biện pháp cực đoan.

Trong khi UDD quyết tâm biểu tìn hòa bình, thì ông Khattiya kêu gọi người áo đỏ bao vây tòa nhà Quốc hội để buộc các nghị sĩ phải sửa Hiến pháp và thành lập chính phủ mới. Còn ông Surachai liên tục chỉ trích ba lãnh đạo cao cấp nhất của UDD là Veera, Jatuporn, và Natthawut là thiếu tầm nhìn chiến lược. Ông này chỉ trích: “Ba người này không có kỹ năng lãnh đạo và không lắng nghe ai”. Vì vậy, cả ông Khattiya và ông Surachai đã kêu gọi thay đổi tầng lớp lãnh đạo UDD. Sự việc cho thấy UDD đã bị sứt mẻ nội bộ nghiêm trong.
Phe áo đỏ cho rằng chỉ một cuộc bầu cử mới có thể giúp khôi phục sự đoàn kết và dân chủ ở Thái Lan, và kêu gọi người biểu tình kiên nhẫn tiếp tục hành động. Từ video truyền về từ nước ngoài, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã tiếp tục kêu gọi những người áo đỏ đi biểu tình. Ông nói: “Tôi kêu gọi các bạn kiên nhẫn thêm một tuần nữa. Chúng ta sẽ có được dân chủ thực sự và cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người Thái trên toàn quốc. Tôi thấu hiểu rằng các bạn mệt mỏi, nóng bức và đói bụng. Hãy kiên nhẫn thêm 7 ngày nữa vì tương lai con cháu các bạn".

Đáp trả phe áo đỏ, Phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban cho biết đề nghị về việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc nhằm giải quyết xung đột hiện nay là khó thực thi. Ông còn nói rõ một chính phủ như vậy không thể bao gồm các lãnh đạo Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD). Theo ông Suthep, cách giải quyết xung đột chính trị hiện nay là tất cả các bên gặp nhau thảo luận và cùng nhất trí sửa đổi hiến pháp. Nếu hiến pháp không được tất cả các bên chấp thuận thì khi tổ chức tổng tuyển cử, các vấn đề sẽ lại phát sinh. Ngoài ra, để có thể tổ chức tổng tuyển cử, tất cả các bên phải cam kết từ bỏ biểu tình hoặc cản trở các bên khác vận động tranh cử.


Liên quan đến ông Thaksin, hãng tin AP dẫn tuyên bố của cảnh sát Montenegro khẳng định cựu Thủ tướng Thái Lan đã tới Montenegro, mang hộ chiếu Montenegro.Theo nguồn tin của cảnh sát nước này, ngày 13-3, ông Thaksin đã sử dụng máy bay riêng từ Dubai để tới Tivat, một thành phố ven biển của Montenegro.Hiện ông Thaksin vẫn ở địa điểm này. Các quan chức Montenegro cho đến nay vẫn chưa giải thích việc ông Thaksin làm thế nào để trở thành công dân của nước cộng hòa Nam Tư cũ này.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông