Phương Tây lo ngại vệ tinh tự tạo của Iran

01:11 07/02/2009

Ngày 3-2, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cách mạng Hồi giáo Iran, các nhà khoahọc Iran đã phóng thành công vệ tinh tự tạo đầu tiên lên quỹ đạo. Đốivới Iran đây là thành tựu lớn, còn đối vớiMỹ và Israel thì đây lại là "sự quan ngại sâu sắc".
Ngày 3-2, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cách mạng Hồi giáo Iran, các nhà khoahọc Iran đã phóng thành công vệ tinh tự tạo đầu tiên lên quỹ đạo. Đốivới Iran đây là thành tựu lớn, còn đối vớiMỹ và Israel thì đây lại là "sự quan ngại sâu sắc".

Vệ tinh Omid là thành tựu đặc biệt của nền khoa học Iran
Vệ tinh Omid là thành tựu đặc biệt của nền khoa học Iran

Vệ tinh Omid (Hy vọng) được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa đầy Safir-2. Hãng thông tấn IRNA của Iran khẳng định đây là loại vệ tinh nhẹ hoàn toàn do các nhà khoa học Iran nghiên cứu và sản xuất. Nó sẽ hoạt động trên quỹ đạo khoảng 3 tháng với nhiệm vụ mà các quan chức Iran tuyên bố là nhằm tăng cường viễn thông và kiểm soát thiên tai. Theo đó Omid là thực hiện các phép đo quỹ đạo và sẽ quay quanh Trái Đất 15 lần mỗi ngày.

Trong khi đó, tên lửa Safir-2 cũng do Iran chế tạo hoàn toàn, dài khoảng 22 m, đường kính 1,25 m và nặng hơn 26 tấn. Tên lửa này có khả năng phóng chính xác một vệ tinh nhẹ vào không gian và định vị nó trong quỹ đạo Trái Đất. Nó được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 8 năm ngoái và có tầm bắn xa khoảng 250 km. Khi đó, một số nước cho rằng Iran đã phóng vệ tinh Omid nhưng chính phủ Tehran khẳng định họ chỉ phóng thử tên lửa Safir-2 mà thôi.

Đợt phóng vệ tinh Omid diễn ra trùng vào thời điểm Iran kỷ niệm 30 năm cuộc cách mạng Hồi giáo. Thành tựu này cũng đánh dấu khai trương trung tâm không gian mới của Iran đặt tại một vị trí bí mật trên sa mạc, gồm đài chỉ huy ngầm dưới lòng đất và bệ phóng vệ tinh. Tổng thống Iran là Mahmoud Ahmadinejad khẳng định nước này đã đủ trình độ quân sự, công nghệ và không cần sự trợ giúp từ bên ngoài.



Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad kiểm tra tên lửa Safir-2


Được biết, Iran bắt đầu theo đuổi chương trình không gian từ vài năm trước. Trong tháng 10-2005, nước này phóng vệ tinh Sina-1. Từ đó, họ liên tục thử tên lửa và tới đêm 2-2, Iran phóng vệ tinh sản xuất trong nước Omid. Các thành công này là minh chứng về sự phát triển công nghệ đạn đạo của Iran, song cũng khiến một số nước lo ngại. Phương Tây lo ngại rằng, Iran có thể sử dụng công nghệ liên quan để chế tạo tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Lầu Năm Góc cho rằng tên lửa đạn đạo của Iran có khả năng phóng tới khu vực phía Đông và Nam châu Âu, bao gồm các quốc gia Hy Lạp, Serbia, Rumani và Belarus.

Phát ngôn viên của Nhà Trắng Robert Gibbs đã tuyên bố: "Các nỗ lực cải tiến tên lửa, thúc đẩy chương trình hạt nhân, cũng như việc Iran đe dọa Israel, tài trợ khủng bố là mối quan tâm sâu sắc của chính quyền Barack Obama". Đồng thời, ông Gibbs nhắc lại rằng Washington sẽ sử dụng tất cả sức mạnh quốc gia để làm việc với Iran và giúp nước này trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Không chỉ ra tuyên bố, hôm qua 4-2 Mỹ đã nhóm họp với các đối tác Nga, Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc nhằm thảo luận về vấn đề hạt nhân của Iran. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Mỹ với các nước lớn về vấn đề này dưới thời Tổng thống Barack Obama. Ông Obama từng phát biểu rằng, ông coi Iran như một hiểm họa nhưng cũng đưa ra đề xuất đối thoại trực tiếp với các lãnh đạo ở quốc gia Hồi giáo này.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông