Tê giác bị tận diệt ở châu Phi

16:09 19/01/2011

Nạn săn bắt tê giác để lấy sừng đang lên đến đỉnh điểm ở Nam Phi vàZimbabwe. Nhà chức trách đã phải sử dụng đến các biện pháp "cực chẳngđã" để cứu loài vật này, như: cắt cụt hoặc tiêm thuốc độc vào sừng têgiác trưởng thành.
Nạn săn bắt tê giác để lấy sừng đang lên đến đỉnh điểm ở Nam Phi vàZimbabwe. Nhà chức trách đã phải sử dụng đến các biện pháp "cực chẳngđã" để cứu loài vật này, như: cắt cụt hoặc tiêm thuốc độc vào sừng têgiác trưởng thành.

Cưa sừng để cứu tê giác ở Zimbabwe
Cưa sừng để cứu tê giác ở Zimbabwe

Báo chí Nam Phi đưa tin giá sừng tê giác đã tăng lên mức 400.000 rand (59.000 USD)/kg, khiến giá mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn vàng. Cùng với giá sừng tê giác tăng, hoạt động săn bắn trái phép loài vật này đang ở thành thảm họa tại Nam Phi. Trong năm 2010, có 330 con tê giác đã bị bắt giết để lấy sừng trên khắp đất nước này. Số tê giác bị giết trong năm 2009 và năm 2008 lần lượt là 122 và 83.

Gần đây nhất, ngày 19-11-2010, khu bảo tồn tư nhân Lebata gần Công viên quốc gia Kruger đã phát hiện 18 xác tê giác đang phân hủy. Tất cả những con vật xấu số đều bị cắt sừng. Những tên tội phạm tấn công tê giác bằng súng tiểu liên AK-47. Báo chí Nam Phi mới đây đã đưa tin về vụ 5 kẻ bị nghi ngờ săn bắn trái phép đã bị bắn chết tại Công viên Quốc gia Kruger National Park trong vụ thanh toán lẫn nhau giữa các băng đảng tội phạm chuyên vận chuyển sừng tê giác sang Đông Á.

Theo thống kê, săn bắn tê giác trái phép gây thiệt hại cho Nam Phi ít nhất 38 triệu USD trong năm ngoái. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên cảnh báo tê giác - đặc biệt là tê giác đen - có thể tuyệt chủng nếu tình trạng săn bắt chúng không được ngăn chặn. Một báo cáo của CITES khẳng định chỉ còn 18.553 tê giác trắng và 1.570 tê giác đen còn sống tại Nam Phi.

Tại một quốc gia châu Phi khác là Zimbabwe, nạn săn bắn tê giác để lấy sừng cũng đang diễn ra rất manh động. Tại đât, nơi chỉ còn 700 con tê giác, lực lượng bảo vệ rừng thường xuyên phải đối mặt với những nhóm thợ săn được trang bị mọi loại súng như quân đội. Chúng sử dụng máy bay trực thăng và các thiết bị dò tìm trong đêm để xác định con mồi. Sau đó chúng bắn chết những con tê giác để lấy sừng. Nếu nhìn thấy nhân viên bảo vệ rừng thì chúng sẵn sàng xả súng mà không hề do dự.

Các công viên quốc gia của Zimbabwe và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã phải thực hiện chiến dịch cắt sừng tê giác vì cho rằng đây là chiến lược cần thiết để bảo vệ mạng sống của chúng. Một chuyên gia cho hay: "Cắt sừng tê giác đồng nghĩa với việc lấy đi phần thưởng của những kẻ săn trộm. Đối với bọn săn trộm, sự thiếu vắng chiếc sừng trên đầu tê giác đồng nghĩa với việc săn tê giác không mang đến lợi ích nữa". Trong khi đó, ông Ed Hern - chủ khu bảo tồn tê giác gần thủ đô Johannesburg của Nam Phi - lại nảy ra sáng kiến tiêm thuốc độc vào sừng tê giác.

Theo Hiệp hội tê giác quốc tế, nhu cầu lớn là nguyên nhân đẩy giá sừng tê giác lên cao. Nhu cầu đối với sừng tê giác ở các thị trường châu Á rất cao nên tê giác vẫn bị giết trộm, dù Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật nguy cấp (CITES) cấm buôn bán loài động vật này. Người ta cho rằng sừng tê giác có thể chữa được nhiều bệnh - từ đau đầu tới yếu sinh lý. Tuy nhiên, Quỹ bảo vệ động vật nguy cấp, một tổ chức phi lợi nhuận của Nam Phi, khẳng định không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sừng tê giác có giá trị về mặt y học.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông