Thế giới cấm bom bi

15:53 02/08/2010

Công ước cấm bom bi, một công ước giải trừ quân bị được đánh giá mang ýnghĩa nhân văn nhất hơn một thập kỷ qua, đã chính thức có hiệu lực từhôm qua (1-8).
Công ước cấm bom bi, một công ước giải trừ quân bị được đánh giá mang ýnghĩa nhân văn nhất hơn một thập kỷ qua, đã chính thức có hiệu lực từhôm qua (1-8).

Được thông qua ngày 30-5-2008 tại Dublin, Ireland, công ước cấm sử dụng, sản xuất, tàng trữ và mua bán bom bi kêu gọi trong vòng 8 năm tiêu hủy hết số lượng bom bi đang được tàng trữ trên toàn thế giới và rà phá hết các khu vực còn sót bom bi trong vòng 10 năm. Công ước cũng kêu gọi trợ giúp những nạn nhân của loại vũ khí này.

Cho đến nay, 37 quốc gia chính thức phê chuẩn công ước như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Nauy, Tây Ban Nha và 107 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia ký kết. Hiện nhiều nước như Moldova, Tây Ban Nha, Albania... đã hoàn tất việc tiêu hủy và hàng chục nước khác cũng đã bắt đầu công việc này, trong đó có Anh - nước sản xuất và sử dụng một lượng lớn bom bi trước đây. Liên minh chống bom bi (CMC) cho biết hội nghị lần thứ nhất các nước tham gia Công ước cấm bom bi sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 12-11 tới tại thủ đô Vientiane của Lào, nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi loại vũ khí này.

Tuy nhiên, các ông lớn sở hữu những kho bom chùm lớn nhất trên thế giới bao gồm: Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn chưa tham gia ký kết hiệp ước, cho thấy sự đồng thuận của quốc tế trong vấn đề giảm thiểu nguy hiểm do vũ khí chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, hiện có ít nhất 77 quốc gia trên thế giới vẫn còn tàng trữ nhiều tỷ quả bom con trong bom bi, trong đó Mỹ sở hữu 700 đến 800 triệu quả. Tổ chức phi chính phủ Handicap International chuyên nghiên cứu về loại vũ khí này đã chỉ rõ, có ít nhất 59 công ty tiếp tục chế tạo bom bi hay các linh kiện tạo bom bi, trong đó một nửa đóng tại châu Âu và 8 công ty tại Mỹ.

Bom bi lần đầu tiên được biết đến trong Chiến tranh thế giới thứ II, gồm bom mẹ, chứa khoảng 200 bom con, "mỗi con" nặng 1,5kg. Đây là thứ vũ khí từng được sử dụng rất nhiều tại chiến trường Việt Nam, Lào và Campuchia. Khi bom mẹ nổ sẽ sẽ phóng ra hàng trăm bom tròn nhỏ như quả bóng tennis gây sát thương trên một vùng rộng có thể bằng vài sân bóng đá. Những bom nhỏ này khi phát nổ sẽ văng ra hàng trăm mảnh kim loại gây sát thương khiến nạn nhân có thể chết hoặc bị thương nặng. Nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả hậu chiến, trong đó có Việt Nam, Lào, Iraq…

Thống kê của tổ chức quốc tế phi chính phủ Handicap, mỗi năm trên thế giới có 150.000 đến 200.000 người là nạn nhân của bom bi chưa phát nổ. Phần lớn nạn nhân là trẻ em (60 % nạn nhân của bom chùm ở Đông Nam Á là trẻ em).Tại Việt Nam, từ năm 1975 đến nay, các loại bom, đạn, trong đó có bom bi phát nổ đã khiến hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị tàn phế. Ngoài cướp đi sinh mạng con người, bom bi đang cản trở lớn sự phát triển tại nhiều địa phương của Việt Nam, bởi chúng ngăn cản người dân tiếp cận chỗ ở, nguồn nước mới cũng như hệ thống vệ sinh...

Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế nói rằng những sự tổn thất, thường kéo dài hàng thập niên sau khi cuộc xung đột chấm dứt, là điều đã khiến cộng đồng quốc tế đưa ra lệnh cấm loại bom bi.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông