Thế giới có 200 triệu lao động di cư

14:29 09/11/2010

LHQ vừa ra báo cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ quyềncủa 200 triệu người lao động di cư trên khắp thế giới.Báo cáo nêu rõphần lớn những đối tượng này đang phải chịu đựng các hình thức bạo hànhvề thể chất và tinh thần, bị quấy rối tình dục, giam cầm và cưỡng bức.
LHQ vừa ra báo cáo kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ quyềncủa 200 triệu người lao động di cư trên khắp thế giới.Báo cáo nêu rõphần lớn những đối tượng này đang phải chịu đựng các hình thức bạo hànhvề thể chất và tinh thần, bị quấy rối tình dục, giam cầm và cưỡng bức.

Lao động xây dựng tại vùng Vịnh
Lao động xây dựng tại vùng Vịnh

Những năm qua, vùng Vịnh đã trở thành một khu vực di cư đặc biệt ưa thích. Làn sóng người lao động nước ngoài không ngừng tăng lên và con số đó trong tổng lao động thực sự đã đạt tới mức kỷ lục thế giới. Trong số 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, 60% lực lượng lao động là người nước ngoài: ở Quatar là 90%, ở các Tiểu vương quốc Arập thống nhất là 89%, ở Kuwait là 80,4%, ở Oman là 70% và ở Arập Saudi là 40%, trong đó Arập Saudi là nước tiếp nhận nhiều dân di cư nhất, với 6 triệu người nước ngoài trên tổng số 28,1 triệu. Những con số thống kê này vẫn còn ở mức thấp, bởi vì đó là chưa tính tới những người nhập cư bất hợp pháp mà người ta cho rằng có tới hàng triệu người.

Theo số liệu công bố tại Diễn đàn lao động di cư ASEAN lần thứ 3 được tổ chức trong hai ngày 19 và 20-7 vừa qua ở Hà Nội, khối ASEAN có khoảng 15 triệu lao động di cư. Theo văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lao động di cư trong ASEAN chiếm 9% tổng dân số toàn cầu; 40% người di cư ASEAN di chuyển trong phạm vi ASEAN, tương đương khoảng 5,9 triệu. Trong ASEAN, luồng di chuyển tập trung vào 3 nước tiếp nhận: Malaysia, Thái Lan và Singapore. Những lao động di cư đang phải đối mặt với nhiều rủ ro và thiếu những yếu tố bảo vệ cần thiết.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại Hội đồng LHQ khóa 65, bà Raquel Rolnik, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề nhà ở, cho biết người lao động di cư phải sống trong các container hoặc các căn lều xây tạm không điện nước và các dịch vụ tối thiểu khác, không được tiếp cận nhà ở công cộng do bị phân biệt đối xử tại hầu hết các nước trên thế giới.Bà Raquel cho rằng các điều kiện ăn ở tồi tệ và sự phân biệt đối xử đối với người lao động di cư chỉ có thể được giải quyết bằng một giải pháp chung trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế về quyền con người, cấm mọi hình thức đối xử phân biệt và bất công.

Ông Abdelhamid El Jamri, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền của người lao động di cư và gia đình họ, nhấn mạnh di cư vẫn đang bị nhiều nước coi là vấn đề an ninh và do các cơ quan thực thi pháp luật giải quyết.Tuy nhiên, chặn lưu thông tự do lao động di cư không giúp làm giảm số người di cư mà còn làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của lao động di cư trước sự phân biệt đối xử và các loại tội phạm như buôn người và các hình thức buôn lậu khác.Ông cho biết Công ước Liên hợp quốc về bảo vệ người lao động di cư và gia đình họ đã được 43 nước phê chuẩn nhưng chưa nước nào thực hiện Công ước này.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông