17:28 01/12/2017 Tài nguyên khoáng sản không phải là vô hạn, bởi vậy việc khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý là rất cần thiết. Tuy vậy trên thực tế việc khai thác ồ ạt, quá công suất vẫn xảy ra, chưa kể đến việc chưa kiểm soát tốt từ khâu khai thác nguyên khai đến khâu tiêu thụ, rất dễ dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phối hợp kiểm tra, đánh giá, tính toán, truy thu nghĩa vụ tài chính của một số doanh nghiệp (DN) hoạt động khoáng sản đối với đá vôi đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Khu vực mỏ khai thác của một số DN
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên-Môi trường, không xét đến khu vực đảo Cát Bà thì trữ lượng đá vôi trên địa bàn thành phố có khoảng 215 triệu m3, tập trung chủ yếu tạo huyện Thuỷ Nguyên. Đá vôi được quy hoạch phần lớn làm nguyên liệu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp và một phần được quy hoạch làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ phát triển KT-XH tại địa phương.
Trữ lượng khoáng sản đá vôi còn lại chưa cấp phép chủ yếu nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động do thuộc quy hoạch cho nhiệm vụ quốc phòng, quy hoạch bảo vệ di tích văn hoá, quy hoạch trồng và phát triển rừng, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn.
Cũng theo thống kê, Bộ Tài nguyên-Môi trường và UBND thành phố cấp 28 giấy phép khai thác khoáng sản đá vôi, trong đó, 10 giấy phép do Bộ cấp; 18 giấy do UBND TP cấp với trữ lượng 40,87 triệu m3.
Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở TNMT đã phối hợp với Cục thuế thành phố tiến hành kiểm tra, đánh giá trữ lượng khoáng sản thực tế đã khai thác đối với 6 DN hoạt động trong lĩnh vực này là: Cty xi măng Phúc Sơn, Cty TNHH Kiên Ngọc, Cty TNHH vật liệu và xây dựng Quyết Tiến, Cty TNHH xây dựng và dịch vụ Thành Lộc thuộc khu vực núi Trại Sơn, Cty CP vật liệu xây dựng số 9 Hải Phòng và Cty CP Thanh niên Hải Phòng tại khu vực núi Đinh Sen.
Kết quả ra sao?
Theo ước tính ban đầu, cả 6 DN trên đều khai thác vượt trữ lượng, công suất và các cơ quan chuyên môn đã truy thu nghĩa vụ tài chính đối với các DN gồm thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền gần 90 tỷ đồng.
Cụ thể là, Cty TNHH Quyết Tiến, trữ lượng đá vôi theo báo cáo của DN là hơn 443.000m3, nhưng qua kiểm tra trữ lượng đã khai thác là hơn 2 triệu m3, tôgr số tiền các cơ quan chức năng đề nghị truy thu là hơn 47 tỷ đồng. Tiếp đến là Cty Kiên Ngọc, trữ lượng DN báo cáo là hơn 143.000m3, song trữ lượng khai thác thực tế là hơn 2,2 triệu m3, số tiền đề nghị truy thu là hơn 34 tỷ đồng.
Tuy nhiên, DN cho rằng con số trên là quá cao, do vậy đề nghị được thuê đơn vị tư vấn đánh giá, tính toán lại và hồi âm cơ quan quản lý vào đầu tháng 12 tới.
Đối với Cty xi măng Phúc Sơn, sau khi kiểm tra, đánh giá, tính toán, DN đã nộp ngay 13 tỷ đồng tương ứng với sản lượng đã khai thác thực tế.
Tương tự với Cty CP vật liệu xây dựng số 9 Hải Phòng đã nộp ngân sách số tiền chênh lệch giữa báo cáo và sản lượng khai thác thực tế là gần 700 triệu đồng; Cty Thanh niên Hải Phòng nộp hơn 780 triệu đồng.
Riêng với Cty TNHH Thành Lộc, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện, sau khi hết thời hạn khai thác khoáng sản theo giấy phép được cấp, DN đã không đóng cửa mở theo quy định, không chấp hành quyết định xử phạt hành chính với số tiền là 120 triệu đồng. DN này báo cáo trữ lượng khai thác là 82.000m3 nhưng trên thực tế là gần 300.000m3 và số tiền truy thu là gần 7,6 tỷ đồng
Sản phẩm đá vôi phục vụ xây dựng
Tại Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29-11-2016 đã quy định về việc DN phải báo cáo định kỳ hàng năm về sản lượng khai thác khoáng sản và chịu trách nhiệm trách nhiệm về sự trung thực của số liệu báo cáo. Như vậy, rõ ràng 6 DN trên đã không trung thực và tự giác trong việc kê khai trữ lượng khai thác thực tế của DN mình?!
Trước thực trạng khai thác vượt công suất nói trên, để đảm bảo công khai, minh bạch, đặc biệt là công bằng giữa các DN hoạt động khoáng sản, hạn chế tối đa việc thất thu ngân sách trong lĩnh vực này, các cơ quan chức năng đã yêu cầu các DN lắp đặt trạm cân, camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, tại các kho chứa, từ đó lưu trữ thông tin, số liệu, tạo thuận lợi cho công tác quản lý.
Bên cạnh đó, ngành Tài nguyên-Môi trường cũng kiến nghị với thành phố bố trí kinh phí để lập kế hoạch và tiến hành đo đạc, đánh giá hiện trạng và trữ lượng khai thác thực tế tại 27 khu vực mỏ của 20 DN đã được cấp phép khai thác, không chỉ đối với khoáng sản đá vôi mà còn với cả khoáng sản đất, sét, silic.
Để tạo sự nghiêm minh, DN phải tâm phục, khẩu phục, đề nghị Cục thế thành phố tiếp tục đôn đốc, truy thu nghĩa vụ tài chính đối với Cty Quyết Tiến, Cty Kiên Ngọc. Đồng thời, đề nghị Công an thành phố điều tra, xác minh và yêu cầu Cty Thành Lộc thực hiện quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Cùng với sự vào cuộc của các ngành chuyên môn, cũng cần nêu cao trách nhiệm của chính quyền các quận, huyện, xã, phường, nơi có khoáng sản, bởi hơn hết, đây là cấp nắm rõ diễn biến khai thác khoáng sản tại địa phương mình.
Kim Oanh
10:29 12/11/2024
16:00 27/09/2022
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết