18:22 28/04/2014
Từ đỉnh cao là nhãn hiệu ĐTDĐ được ưa chuộng nhất thế giới (và cũng từng làm mưa, làm gió ở Việt Nam) nhưng giờ đây cái tên Nokia đã trở thành dĩ vãng. Hình ảnh nhân viên Nokia ngậm ngùi bê thùng đồ rời khỏi văn phòng hôm 26-4 đã khiến không ít “tín đồ” say mê dòng điện thoại này phải thốt lên xót xa. Vậy vì sao nên nỗi, Nokia? Vị vua băng hà… 5 năm trở về trước, Nokia thống trị thị trường ĐTDĐ thế giới. Thời hoàng kim năm 2007, Nokia chiếm tới 50% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu. Ngay tại Việt Nam, một thị trường rất nhỏ bé nhưng nhà nhà, người người sử dụng dòng ĐTDĐ được đánh giá là “tốt, bền” đến từ Phần Lan này. Nhưng từ cuối 2009, Nokia đã bắt đầu mất thị phần khoảng 5-6% mỗi quý trên toàn thế giới. Quý 3-2010, thị phần giảm từ 39% xuống còn 33%, và rồi thêm 5% nữa trong mùa giáng sinh, tức là chỉ còn 28% trong quý 4 cùng năm đó. Năm 2013 đánh dấu đỉnh điểm sự vật vã của Nokia khi họ trải qua một năm thua lỗ nặng nề, bán thương hiệu ĐTDĐ hạng sang Vertu với giá "rẻ mạt" 250 triệu USD, sa thải 10.000 nhân viên và đóng cửa hàng loạt nhà máy trên khắp toàn cầu. Đỉnh điểm là tháng 9-2013, hãng Microsoft công bố thoả thuận chi 7,2 tỷ USD để mua đứt mảng Thiết bị và Dịch vụ của Nokia. Thương vụ chính thức hoàn thành các thủ tục pháp lý vào ngày 26-4 vừa qua. Giờ đây, mảng điện thoại Nokia đã thuộc về tay người Mỹ (Microsoft đổi tên nó thành Microsoft Mobile Oy, tuy nhiên một số điện thoại sẽ được giữ tên Nokia trong 10 năm). Còn hãng Nokia ở Phần Lan sau khi “bán con” thì sẽ “chuyên tâm” vào các ngành nghề khác. …Vì quá kiêu ngạo! Đánh giá về “cái chết” của điện thoại Nokia, các chuyên gia kinh tế và công nghệ đều khẳng định: “Tại Nokia, mọi người trở nên quá kiêu căng, kết quả là họ phản ứng với các thay đổi xung quanh quá chậm". Vị trí của Nokia bắt đầu bị xói mòn khi hãng Apple tung ra dòng ĐTDĐ “chấn động” Iphone. “Vua điện thoại” chủ quan “không thèm chấp đối thủ” một phần vì mức giá 500 USD của iPhone cách đây nửa thập niên là khá đắt, khiến nó được xếp vào phân khúc hạng sang. Nhưng sau khi Apple thỏa thuận xong với các mạng di động để hạ giá xuống 200 USD, nó lập tức thành sản phẩm đại trà và đủ mạnh để đe dọa bất cứ công ty điện thoại nào. Khi iPhone ra đời, hệ điều hành Symbian trên các điện thoại Nokia lập tức thành một sản phẩm già cỗi, không năng động. Khi Nokia chưa kịp trở tay, họ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh nữa là sự nổi lên của hệ điều hành Android của hãng Google. Từ Hàn Quốc, hai hãng Samsung và LG gia nhập chậm hơn nhưng đã gặt hái thành công vang dội với Android. Món quà cho Samsung khi chọn hệ điều hành chính là danh hiệu hãng ĐTDĐ thông minh số một thế giới hiện nay. Trong khi, Nokia - một lần nữa "chủ quan khinh địch", vẫn chìm đắm với Symbian và sau đó là chọn hệ điều hành Windows Phone kén người dùng. Cựu giám đốc Nokia Anssi Vanjoki bày tỏ: “Đó là một sự thất bài hoàn toàn của chiến lược lựa chọn Windows Phone. Cách làm của Nokia cũng là sai lầm nên họ không thể giành được thành công”. Ngoài ra, ông Vanjoki cũng gọi vụ “bán mình” của Nokia cho Microsoft là “đáng xấu hổ, nhưng không thể tránh được”. VIỆT ANH (tổng hợp) |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết