15:52 19/02/2011 Mỗi một ngày, thầy bỏ ra một khoảng thời gian nhất định cho việc ngồi thiền, tụng kinh và giảng đạo. Thời gian còn lại thầy lướt web, tập hát những bài hát mới, ngồi viết kịch bản cho những chương trình, hoạt động Phật giáo sắp diễn ra và chạy đôn chạy đáo với các “tua diễn” đặt hàng ở khắp nơi… Đó là lịch làm việc của Đại đức Thích Bản Hoan, trụ trì chùa Phúc Linh (An Dương).
Mỗi một ngày, thầy bỏ ra một khoảng thời gian nhất định cho việc ngồi thiền, tụng kinh và giảng đạo. Thời gian còn lại thầy lướt web, tập hát những bài hát mới, ngồi viết kịch bản cho những chương trình, hoạt động Phật giáo sắp diễn ra và chạy đôn chạy đáo với các “tua diễn” đặt hàng ở khắp nơi… Đó là lịch làm việc của Đại đức Thích Bản Hoan, trụ trì chùa Phúc Linh (An Dương).
1. Sau nhiều lần hẹn, tại chùa Phúc Linh, Đại đức Thích Bản Hoan dành cho tôi một khoảng thời gian trò chuyện. Thầy kể: “Khi còn học ở trường làng, những giờ ra chơi thay vì nô đùa cùng chúng bạn thì thầy hay dùng thước gõ vào bàn học kiểu gõ mõ, cô bạn ngồi bên cạnh bảo - mày kiểu này lớn lên đi tu mất thôi. Thế rồi như một mối duyên tiền định, 17 tuổi thầy xuất gia vào cửa Phật trước sự ngỡ ngàng của gia đình. Khi bố ốm, thầy về thăm. Cụ giận đến mức từ chối nhận con”. - Vậy vì sao thầy tìm đến cửa Phật? - Ngay từ nhỏ thầy đã thích cảnh chùa và hay cùng bà nội đi chùa nghe tụng kinh. Lớn lên thấy cảnh vợ chồng đánh nhau, cảnh trẻ con nheo nhóc, đói khổ thầy thấy sợ. Năm 1990, chùa làng thỉnh một vị sư về trụ trì, ngoài giờ đi học thầy hay qua lại làm công việc vặt giúp chùa, tối đến lại xuống coi chùa cho thầy đi học. Những lúc ở chùa, thầy hay lấy kinh Phật ra đọc. Học xong lớp 9, thầy vào chùa tu và theo học lớp bổ túc văn hoá và Học viện Phật pháp. Rồi được Thành hội Phật giáo Hải Phòng cử về trụ trì chùa Phúc Linh, xã Đặng Cương, An Dương. Đại đức Thích Bản Hoan trên sân khâu ở Thái Nguyên 2. Vốn từ nhỏ đã có năng khiếu về nghệ thuật, học lớp 8 tranh thủ thời gian nghỉ hè, thầy xin đi cùng đoàn cải lương Hoa Quỳnh Biển nuôi ý định thi vào trường sân khấu điện ảnh. Những ngày tháng ngắn ngủi đó đã tích luỹ cho thầy một chút “nghề” đứng trên sân khấu. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời sư thầy, năm 2006 thầy gặp cô Bích Đào đang làm chủ nhiệm lớp đào tạo MC tại Cung Văn hoá Việt Xô, Hà Nội. Ấn tượng trước sư thầy đam mê nghệ thuật, cô Bích Đào đã mời thầy tham dự khoá học. Sư thầy Thích Bản Hoan nhớ lại: “Mặc dù rất thích, nhưng khi nhận lời tham gia khoá học thầy vẫn thấy run. Mình là nhà tu hành, học không biết có phù hợp không? Thế rồi sau này xã hội phát triển, các hoạt động của Phật giáo cũng phát triển, các MC khác không có kiến thức, thuật ngữ về Phật pháp nên thầy là hàng “độc”. Đó là nhờ sự dạy bảo của các nghệ sĩ Thanh Hùng, An Ninh, Thanh Hường, Thuận Sơn, Minh Tiệp… của Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN)”. Vừa qua, trong chương trình Đại lễ Phật giáo chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Hải Phòng do Thành hội Phật giáo Hải Phòng tổ chức, trên 5.000 Phật tử cùng khán giả đã bị lôi cuốn vào cách dẫn dắt chương trình của thầy. Không chỉ dẫn các chương trình Phật giáo ở Hải Phòng, sư thầy còn tham gia các chương trình Phật giáo tại các tỉnh, thành khác như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh… Thầy còn được ĐTHVN mời dẫn trong chương trình “Đất và người Tiên Lãng, Hải Phòng”. Đại đức làm MC lễ thả hoa đăng 2010 ở Hải Phòng Tuy khá tự tin trên sân khấu, nhưng thầy kể cũng không tránh khỏi tai nạn nghề nghiệp. Thầy nhớ lại: Trong một đợt dẫn chương trình Phật giáo tại tỉnh Bắc Ninh, BTC nhờ thầy mời 2 ca sĩ nổi tiếng về hát công đức (thù lao trả cho ca sĩ không gọi là cát xê mà là “lộc”, thường ca sĩ không nhận “lộc” mà họ hát công đức) nhưng khi chương trình chạy chỉ có một cái loa phóng thanh, 1 micro, sân khấu không có. Kết quả ca sĩ và MC đến đứng dưới sân chỉ để nói chuyện với nhau, bởi hệ thống âm thanh không đáp ứng cho ca sĩ hát. Hay, chuyện giới thiệu về chức danh, đại biểu. Vì là nhà tu thường không để ý nên giới thiệu nhầm gần hết... Qua mỗi lần như thế, thầy rút ra kinh nghiệm, muốn là MC giỏi phải am hiểu xã hội và thường xuyên đứng trên sân khấu để rèn mình. Vậy thôi! 3. Trong một lần dẫn chương trình, do ca sĩ đến muộn, để lấp kịch bản chương trình thầy đã “biến” mình làm ca sĩ. Tưởng chương trình đó bị “đổ”, ai ngờ kết thúc bài hát khán giả đã xúc động khóc và một tràng pháo tay vang lên. Kể từ đó, sư thầy nhận ra mình cũng có khả năng ca hát. Cách đây không lâu, trong chương trình Đại lễ Phật giáo 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Hải Phòng, thầy đã hát bài “Cúc ơi”, làm hơn 5.000 khán giả bật khóc. Khi hết bài khán giả vỗ tay rào rào: “Thầy ơi, hát nữa đi”. Song ca cùng hai ca sĩ Lô Thuỷ và Hoàng Hải Thầy vẫn thường nói, mỗi người có một cách tu khác nhau. Thầy dùng âm nhạc để truyền tải đạo đức, triết lý phật pháp tới công chúng. Trước khi hát một bài nào đó, thầy thường giảng đạo, giải thích qua nội dung bài hát. Như trong bài “Cúc ơi”, thầy nói về sự ác liệt của chiến tranh, về vẻ đẹp và sự hy sinh của cô gái thanh niên xung phong bị bom đạn Mỹ vùi lấp tại Ngã ba Đồng Lộc, không tìm thấy xác. Thầy có những bài “tủ” như: Cúc ơi, Chuyện ngày xưa của mẹ, Công thầy ví tựa biển khơi, Vu lan nhớ mẹ, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Tâm sự người cài hoa trắng. Trong đó, bài “Phật hoàng Trần Nhân Tông” được thầy hát và ĐTHVN ghi hình trong chương trình giao lưu Phật Hoàng Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm. 4. Là thành viên trong Hội Liên hiệp thanh niên Hải Phòng, thầy luôn tâm niệm hướng thiện cho thanh niên sống và làm việc theo pháp luật. Đại đức đã đứng ra thành lập CLB thanh niên Phật tử, tập hợp những bạn trẻ có tín ngưỡng đạo Phật để nghe giảng giải về các triết lý, đạo Phật; mời các chuyên gia tâm lý giảng giải cho các thanh niên về kỹ năng giao tiếp, ứng xử và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, mời vũ sư về dạy nhảy cho các bạn trẻ. Đồng thời tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trao bằng khen cho Đại đức Thích Bản Hoan Với những việc làm trên, năm 2006 Đại đức Thích Bản Hoan được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng bằng khen trong lễ tuyên dương 75 thanh niên xuất sắc tiêu biểu của cả nước. Năm 2010, sư thầy là 1 trong 53 gương thanh niên tiêu biểu của khu vực phía bắc được biểu dương trong hành trình Thanh niên làm theo lời Bác, sống đẹp vì cộng đồng. Thầy là người hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội từ thiện. Vừa qua, thầy tham gia cùng Hội LHTN Hải Phòng, một số CLB tại Hà Nội và Hải Phòng tổ chức chương trình Mùa đông ấm - Hà Giang năm 2011, trao tặng quần áo và quà tết cho đồng bào huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết