Gặp lính trẻ Hải Phòng nơi đông bắc Tổ quốc

15:32 04/08/2012

Dù không hẹn trước nhưng có lẽ là cơ duyên nên trong chuyến công tác tạitỉnh Quảng Ninh, nhóm phóng viên báo ANHP chúng tôi đã được gặp những chiến sỹ trẻ quê Hải Phòng ở Trung đoàn 43 (Sư 395, Quân khu 3) và được tận mắt chứng kiến, cảm nhận về họ - những người lính đang từng ngày, từng giờ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới vùng Đông Bắc của Tổ quốc…
Dù không hẹn trước nhưng có lẽ là cơ duyên nên trong chuyến công tác tạitỉnh Quảng Ninh, nhóm phóng viên báo ANHP chúng tôi đã được gặp những chiến sỹ trẻ quê Hải Phòng ở Trung đoàn 43 (Sư 395, Quân khu 3) và được tận mắt chứng kiến, cảm nhận về họ - những người lính đang từng ngày, từng giờ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới vùng Đông Bắc của Tổ quốc…

Trên bãi tập Trung đoàn 43
Trên bãi tập Trung đoàn 43

Trung tá Lê Minh Tú, Chính ủy Trung đoàn 43 mừng ra mặt khi biết chúng tôi đến từ thành phố Cảng. Anh hồ hởi: “Hải Phòng hả, đồng hương nhé, tớ cũng là dân Tràng Minh, Kiến An đây. Trong đơn vị này nhiều người Hải Phòng lắm, tối nay các cậu tha hồ mà giao lưu…”. Nghe vậy, chúng tôi thấy vui lây. Bởi đến với Trung đoàn 43, ngoài việc nắm hoạt động của đơn vị, chúng tôi còn mong được gặp và nghe tâm tư của những chiến sỹ trẻ quê mình…

Như một sự tình cờ, 3 chiến sỹ đầu tiên mà chúng tôi gặp đều nhập ngũ vào tháng 2-2012 và đều ở huyện Tiên Lãng. Và đặc biệt hơn, vì nghĩa vụ thiêng liêng mà họ tạm rời xa giảng đường cao đẳng, đại học để đến với đời lính. Trong đó, em Nguyễn Tiến Đạt, sinh 1992 (quê xã Đại Thắng), đang học năm thứ 2 Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, nghe tin địa phương có đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự đã xin phép nhà trường về quê đăng ký khám và trúng tuyển. Đạt tâm sự: Lúc đầu biết quyết định của em, nhiều bạn can ngăn vì tiếc công học hành và lo em vất vả. Nhưng em lại có suy nghĩ khác. Đến giờ, trải qua hơn nửa năm trong quân ngũ, em thấy rằng quyết định của mình là đúng…

Nhìn vóc dáng rắn rỏi, cứng cáp và rất già dặn của Đạt, không ai nghĩ rằng trước đây em vốn là một thư sinh “dáng dây cây cảnh”, suốt ngày làm bạn với tủ sách và cái máy vi tính. Như để giải thích cho sự thay đổi của bản thân, Nguyễn Tiến Đạt nhoẻn miệng cười: “Nhờ huấn luyện vất vả nên em ăn uống ngon miệng hơn, cơm bộ đội đã làm cơ bắp em nở nang ra đấy. Nói thật chứ hồi mới nhập ngũ em cũng gặp đôi chút khó khăn, nhất là mấy bài huấn luyện tân binh đã lấy của em không biết bao nhiêu là mồ hôi. Rồi thì giờ giấc quân ngũ nữa chứ, nghiêm ngặt lắm, đời sống tập thể cũng có nhiều khác lạ, tuy vậy, môi trường quân sự đã giúp em trưởng thành lên rất nhiều. Đặc biệt, các cán bộ từ trung đoàn cho đến tiểu đoàn đều rất quan tâm đến chiến sỹ mới. Chính sự gần gũi, chia sẻ của cán bộ cấp trên đã giúp em vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu để hoàn thành chương trình huấn luyện có kết quả tốt nhất…”.

Còn chiến sỹ Nguyễn Mạnh Tiến, sinh 1992, cũng tự nguyện xin đi bộ đội dù đang là sinh viên Trường cao đẳng Hàng hải. Nhớ lại những kỷ niệm khi bước chân vào đời sống quân ngũ, Tiến vẫn không thể quên được cảm giác khó tả khi đứng dưới lá cờ Tổ quốc trong buổi tuyên thệ chiến sỹ mới. Xúc động, hãnh diện vì được trở thành người chiến sỹ của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã khiến Tiến không thể kìm được giọt nước mắt hạnh phúc. Đấy là giây phút mà Tiến nhận ra rằng mình đã lớn hơn để bước vào cuộc sống mới đầy thử thách nhưng rất đáng để tự hào.

Vốn là con trai độc nhất trong một gia đình có thể nói là khá giả ở xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, từ nhỏ đến lớn, Tiến rất được cưng chiều. Thế nên khi bước vào môi trường quân đội, bước vào một cuộc sống mới đòi hỏi vừa phải có tính tự lập, vừa phải có tinh thần đồng đội đã khiến Tiến bối rối. Tuy vậy, Tiến đã vươn lên, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Tiến bộc bạch: “Đi lính xa bố mẹ, xa quê hương làng xóm cũng thấy nhớ lắm. Nhưng bù lại ở đây, mấy anh em trong đơn vị sống rất tình cảm, thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Còn cán bộ cấp trên thì giống như người thân trong nhà, luôn ân cần thăm hỏi, động viên mỗi lúc ốm đau nên em có cảm giác đơn vị như một gia đình vậy. Vui nhất là những buổi sinh hoạt văn hóa, sinh nhật tập thể, hay là giao lưu với các đơn vị kết nghĩa ở địa bàn đóng quân cũng rất bổ ích. Mà em cũng vừa được đại đội tổ chức sinh nhật lần thứ 20 cho đấy. Dù không có nến, không có bánh ga tô nhưng với em đó là sinh nhật to nhất, vui nhất…”.



Chiến sỹ đọc báo ANHP


Ngồi cạnh bên, chiến sỹ Trần Công Hưng cũng rất đồng tình với những tâm sự của Tiến. Hưng bảo: “Em cũng là người Hải Phòng, ở xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng. Vì cùng quê, lại cùng một đại đội nên em với Tiến thân nhau lắm. Chuyện gì anh em cũng tâm sự cho nhau nghe. Hồi mới vào hai đứa lớ ngớ lắm, huấn luyện thì không vấn đề gì, còn khâu văn hóa, văn nghệ thì hai anh em chịu cứng. Thế nên lúc nào đến lượt thể hiện “tài năng” văn nghệ là y như lúc đó chúng em phải… đau bụng bất đắc dĩ anh ạ”.

Nghe Hưng kể chuyện rất hóm hỉnh, chúng tôi biết vì mê chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” trên ti vi mà Hưng đã tình nguyện đi bộ đội khi đang có một công việc thu nhập khá cao và ổn định… Hưng thẳng thắn: “Em nghĩ đơn giản, đi bộ đội không chỉ là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc mà còn là cơ hội để rèn luyện bản thân, rèn luyện nghị lực sống. 6 tháng vào quân ngũ và chừng ấy thời gian em xa nhà, xa người thân, cũng nhớ lắm chứ. Qua đây em mới thực sự thấm thía được sự hi sinh cao cả của thế hệ cha anh đi trước. Họ không những phải xa nhà, xa người thân biền biệt hàng năm trời, mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn ác liệt. Trong đó nhiều người đã ngã xuống để giành lại non sông đất nước. Và em rất muốn được cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và dựng xây Tổ quốc hôm nay…”.

Cũng tại Trung đoàn 43, chúng tôi còn được gặp một sỹ quan còn mới toanh người Hải Phòng, đó là thiếu úy Nguyễn Thành Độ - Chính trị viên phó Đại đội 4, Tiểu đoàn 7. Độ cho biết là con út trong một gia đình có 4 chị em ở xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên. Hồi còn đi học, em nhút nhát lắm, toàn bị mấy bạn bắt nạt. Vì thế ước mơ trở thành một chú bộ đội mạnh mẽ, cứng cáp đã hình thành trong em từ lâu, nên sau khi tốt nghiệp THPT, em quyết định thi vào trường sỹ quan chính trị và trúng tuyển. 4 năm học tập ở trường sỹ quan đã rèn luyện cho em rất nhiều về bản lĩnh chính trị cũng như biết sống sao cho đúng mực với anh em, đồng chí. Về nhận công tác tại Trung đoàn 43 từ tháng 8-2011, dù thời gian gắn bó với đơn vị chưa nhiều nhưng ở đây em nhận được vô vàn tình cảm và sự quan tâm chia sẻ hết mực của mọi người…

Ở Đại đội 4, Nguyễn Thành Độ được anh em suy tôn là “nhà tâm lý học”. Bởi người chính trị viên phó này đã thể hiện được cái tài ổn định tâm lý, tư tưởng cho các chiến sỹ mới. Độ chia sẻ: “Chiến sĩ mới luôn cần động viên, cổ vũ và kèm cặp chu đáo. Nếu làm tốt những việc này, họ sẽ tiến bộ rất nhanh. Ví dụ, ở đơn vị, đồng chí Phạm Vũ Dậu (quê Thái Bình) có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Vốn mồ côi và sống với ông bà ngoại từ bé, Dậu không hề biết mặt cha và cũng chẳng nhớ mặt mẹ. Cuộc sống thiếu thốn cả tình cảm lẫn vật chất khiến Dậu có tâm lý tự ti, sống khép kín. Vào bộ đội nhưng tính cách của Dậu chẳng mấy thay đổi, nhưng được cái là Dậu rất thương bà ngoại nên đang trong kỳ huấn luyện tân binh, biết tin bà ốm, Dậu đã nằng nặc đòi về thăm bà. Phải động viên mãi thì Dậu mới chịu nghe ra, không dám vi phạm quân luật nữa. Thời gian sau đó, Dậu tiến bộ rất nhanh, đồng chí không chỉ hoàn thành xuất sắc chương trình huấn luyện mà còn giành được rất nhiều tình cảm của anh em trong đơn vị. May mắn hơn, Dậu còn nằm trong diện được cử đi đào tạo tiểu đội trưởng để có thể phục vụ lâu dài trong quân đội…”. 

Vâng, những chiến sỹ mới như Tiến, Đạt, Hưng, Dậu hay thiếu úy Độ đã vượt qua những khó khăn để trở thành những quân nhân tốt, hết lòng phụng sự sự nghiệp bảo vệ hòa bình dân tộc. Và họ còn có một trách nhiệm cao cả là thể hiện truyền thống của những người con đất Cảng “Trung dũng - Quyết thắng…”.


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông