11:01 12/08/2024 Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Tổ Công tác triển khai thực hiện Đề án 06/CP Trung ương; sự hướng dẫn, phối hợp của các bộ, ngành Trung ương, thời gian qua, Hải Phòng đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06/CP đảm bảo tiến độ theo lộ trình đề ra. Các nhóm tiện ích của đề án đã từng bước phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số, xã hội số…
Được sự tham mưu đắc lực của CATP, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án 06/CP thành phố, đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt, triển khai hiệu quả Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 15/2/2024 thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn Hải Phòng năm 2024, gắn với thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.
Trong đó, tập trung cao vào việc triển khai các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao hằng tháng theo các Thông báo cuộc họp giao ban hằng tháng của Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP Chính phủ; đánh giá tiến độ triển khai các nhiệm vụ của đề án tại Hải Phòng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai, nhân rộng 43 mô hình điểm của đề án theo kế hoạch phối hợp số 62 giữa Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06/CP Chính phủ và BCĐ thực hiện Đề án 06/CP thành phố.
Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố đã chủ động phối hợp tổ chức đánh giá thực tế, hiện trạng về trang thiết bị tại Bộ phận một cửa các cấp để kịp thời trang bị, đầu tư phục vụ triển khai đề án.
CATP song song với việc tăng cường tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06/CP đối với người dân, cơ quan, doanh nghiệp, đã tập trung chỉ đạo hệ lực lượng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dịch vụ công (DVC) thiết yếu liên quan đến người dân trên môi trường điện tử; cấp thẻ căn cước công dân (CCCD), định danh điện tử (ĐDĐT) cho công dân trên toàn quốc.
Mặt khác, phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hệ thống máy chủ, hệ thống Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử thành phố phục vụ kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC). Trên cơ sở đó, bảo đảm cho các nhóm tiện ích của đề án được phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất.
Trước hết cần phải kể đến nhóm tiện ích giải quyết TTHC, cung cấp DVC trực tuyến. Hiện, Hải Phòng đã hoàn thành việc kết nối, tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố với Hệ thống định danh, xác thực điện tử thông qua SSO của Cổng dịch vụ công quốc gia (hoàn thành mô hình 24-theo Kế hoạch phối hợp số 62); công bố phương thức đăng nhập duy nhất trên Cổng DVC thành phố Hải Phòng (https://dichvucong.haiphong.gov.vn) bằng tài khoản ĐDĐT trên ứng dụng VNeID.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, hệ thống thông tin giải quyết TTHC đã kết nối thực hiện 28.740 lượt xác thực với CSDLQG về DC. UBND thành phố ban hành quyết định công bố danh mục TTHC của thành phố gồm 1.733 TTHC trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố, làm căn cứ cung cấp thông tin, DVC trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng theo quy định. Trong đó, có 1.140 TTHC cung cấp DVC trực tuyến toàn trình, 543 TTHC cung cấp DVC trực tuyến một phần, 50 TTHC không cung cấp DVC trực tuyến.
Thời gian qua, thành phố đã tiếp nhận 1.093.651/1.135.533 hồ sơ DVC trực tuyến (đạt 96,3%). Trong đó, lĩnh vực có nhiều hồ sơ nhất là lĩnh vực cư trú với 491.234/492.489 hồ sơ (đạt 99,7%); tiếp đến là lĩnh vực xuất nhập cảnh tiếp nhận 342.713/351.878 hồ sơ (đạt 97,11%). Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC qua DVC trực tuyến đã tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại cho người dân, doanh nghiệp.
Đối với nhóm tiện ích phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, Hải Phòng đã đẩy mạnh ứng dụng CSDLQG về DC, CCCD, ĐDĐT phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo các lĩnh vực thuế, giáo dục, bảo hiểm xã hội (BHXH).
Hiện, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) GD&ĐT Hải Phòng đã hoàn thành cập nhật đầy đủ dữ liệu cá nhân học sinh theo các yêu cầu quản lý của ngành đối với trên 532.600 học sinh và gần 33.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Hoàn thành xác thực dữ liệu trên hệ thống CSDL GD&ĐT với CSDLQG về DC với tỉ lệ 99,74% đối với học sinh và 99,68% đối với nhân sự.
Trong lĩnh vực BHXH, hiện nay, toàn thành phố đã có 1.861.961/1.878.425 người tham gia BHXH, BHYT được xác thực với CSDLQG về DC, đạt 99,12% tổng số người tham gia, không bao gồm lực lượng vũ trang, quân đội và thân nhân quân đội. Có 188/188 cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD với 1.752.248 lượt tra cứu. Trong đó, có 1.475.23 lượt tra cứu thành công phục vụ tốt yêu cầu khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp…
Đáng chú ý, triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, tính đến tháng 4/2024, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã cơ bản triển khai 100% các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt với các mức độ khác nhau. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, Hải Phòng đã tổ chức rà soát, làm sạch 118.662 đối tượng an sinh xã hội. Trong đó, số đối tượng có tài khoản là 62.827 (đạt 51,26%); số đối tượng được chi trả qua tài khoản là 52.846 (đạt 44,53%)…
Đối với nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số, Hải Phòng đã tiến hành số hoá tạo lập dữ liệu trên nền tảng CSDLQG về DC; rà soát, làm sạch đối tượng được hưởng an sinh xã hội đạt tỷ lệ 100%. Dữ liệu đất đai của 217/217 xã, phường, thị trấn của thành phố với thông tin của 275.014 thửa đất đã được kết nối dữ liệu với Bộ TN&MT.
Hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
Đặc biệt, triển khai các mô hình điểm Đề án 06/CP, tính đến nay, Hải Phòng đã cơ bản triển khai 42/43 mô hình. Hầu hết các mô hình đều phát huy hiệu quả thiết thực phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ANTT, thúc đẩy tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số của thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
Điển hình có thể kể đến mô hình: “Khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ” của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (mô hình 7 trong tổng số 43 mô hình Đề án 06/CP). Mô hình được triển khai đã góp phần giảm việc tiếp đón bệnh nhân trực tiếp; định danh bệnh nhân, tài khoản thanh toán trong quá trình khám chữa bệnh giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, quản lý thanh toán viện phí một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng cho bệnh nhân/người nhà bệnh nhân. Đồng thời, giúp tích hợp với phần mềm quản lý bệnh viện để liên thông theo dõi bệnh nhân, lịch sử bệnh… Hay mô hình 29 “Triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID” đã giúp lực lượng chức năng tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác đặt ra trong tình hình mới…
Khánh Chi
20:21 08/01/2025
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh