16:55 07/11/2013 Hiện Hải Phòng có trên 150 chợ, trong đó có 4 chợ lớn ở ngay trung tâm thành phố là các chợ: Sắt, Tam Bạc, Ga, An Dương. Đây là các chợ đầu mối, chuyên bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoá tổng hợp dễ cháy với số lượng lớn, giá trị hàng trăm tỷ đồng. Những năm gần đây, công tác PCCC và việc đầu tư kinh phí cho hoạt động này của các chợ đã được quan tâm hơn
Hiện Hải Phòng có trên 150 chợ, trong đó có 4 chợ lớn ở ngay trung tâm thành phố là các chợ: Sắt, Tam Bạc, Ga, An Dương. Đây là các chợ đầu mối, chuyên bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoá tổng hợp dễ cháy với số lượng lớn, giá trị hàng trăm tỷ đồng. Những năm gần đây, công tác PCCC và việc đầu tư kinh phí cho hoạt động này của các chợ đã được quan tâm hơn Tuy nhiên, khi đoàn công tác của HĐND TP tiến hành kiểm tra tại 4 chợ, kết quả đều cho thấy công tác PCCC chưa đáp ứng yêu cầu, từ kiến trúc xây dựng; khoảng cách giữa chợ - khu dân cư, quầy hàng trong chợ đến hệ thống điện, trang thiết bị… Ngoài chợ Sắt được xây dựng kiên cố đồng bộ, các chợ còn lại đều xây dựng bán kiên cố, sử dụng đã lâu nên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, không đạt tiêu chuẩn PCCC hiện hành; nguồn nước phục vụ chữa cháy hầu hết không đảm bảo, đặc biệt là ở chợ An Dương, chợ Ga; trang thiết bị, phương tiện chưa được đầu tư, lắp đặt chưa đúng tiêu chuẩn; tình trạng họp chợ chiếm lòng lề đường, tận dụng vỉa hè trông xe gây khó khăn cho công tác cứu nạn cứu hộ, chữa cháy. Hiện tại các chợ đều quá tải, thậm chí để tận dụng nâng cao nguồn thu, một số chợ còn sử dụng tầng trên kinh doanh nhà hàng, giải trí nên lượng người ra vào càng đông. Ngoài ra, do các chợ nằm liền kề, xen lẫn khu dân cư và hầu hết các hộ xung quanh đều buôn bán như chợ An Dương, chợ Ga, chợ Tam Bạc, dẫn đến khoảng cách an toàn phòng chống cháy lan, điều kiện phục vụ thoát nạn, chữa cháy khi có sự cố gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ thiệt hại. Đã vậy ở các chợ, khoảng cách giữa 2 quầy, sạp đều được trưng dụng bày hàng hoá, lấn chiếm đường lối thoát nạn. Trừ chợ Sắt, các chợ đều không có hệ thống báo cháy. Theo quy định, lối đi lại trong chợ rộng từ 1,8 đến 2m, nhưng trên thực tế hầu hết các hộ kinh doanh chỉ để lối đi còn khoảng nửa mét. Thậm chí, các hộ kinh doanh còn bày bán hàng, xe lấp ngay cửa trạm bơm nước phục vụ chữa cháy.
Đoàn công tác HDND TP kiểm tra công tác PCCC tại chợ Ga Thực tế cho thấy, khoảng 70% các vụ cháy có nguyên nhân do chập điện. Tuy vậy, hệ thống điện ở hầu hết các chợ đều đã xuống cấp. Trong quá trình hoạt động, Ban quản lý các chợ có tiến hành cải tạo, sửa chữa nhưng thiếu đồng bộ, không theo quy hoạch tổng thể. Mặt khác, để thuận tiện cho việc kinh doanh, các tiểu thương đã tự ý đấu mắc điện lung tung, bố trí bảng điện trên vật liệu dễ cháy... Còn một điều đáng buồn là tại các chợ lớn, Ban quản lý đều cho lắp đặt bình chữa cháy ngay gần các sạp hàng nhưng khi được hỏi về cách sử dụng thì hầu hết tiểu thương đều không biết sử dụng đúng cách. Một lãnh đạo Ban quản lý chợ đã thốt lên: “Ban quản lý không thể ngày nào cũng kiểm tra, lập biên bản và xử phạt các hộ kinh doanh. Bởi có làm cũng chỉ được một lúc rồi đâu lại vào đấy". Bên cạnh đó, việc mua bảo hiểm cũng gặp khó khăn do nhiều hộ kinh doanh không mặn mà, trong khi đứng trước nguy cơ cháy nổ quá cao, các công ty bảo hiểm đều từ chối khéo. Để ngăn chặn tình trạng mất an toàn về PCCC tại các chợ tại Hải Phòng, nhất là trong mùa hanh khô và dịp lễ, tết cuối năm, thời gian vừa qua, Sở Cảnh sát PCCC Hải Phòng đã tích cực tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai nhiều giải pháp sắp xếp an toàn hệ thống điện, đường thoát nạn, đặt hàng hóa đảm bảo khoảng cách thoát nạn; tổ chức huấn luyện thực tập phương án chữa cháy… nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của Ban quản lý chợ cũng như các hộ kinh doanh, trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp. Năm 2011, ngay sau khi thành lập, Sở Cảnh sát PCCC TP kiểm tra toàn diện công tác PCCC đối với 84 chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, qua đó phát hiện, đưa ra 680 kiến nghị yêu cầu khắc phục thiếu sót và xử phạt hành chính 13 trường hợp. Năm 2012, sở đã thành lập 15 đoàn liên ngành kiểm tra 102 cơ sở trọng điểm. Trước tình trạng cháy nổ chợ diễn ra phức tạp, ngay từ đầu năm 2013, sở đã phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC; yêu cầu các phòng Cảnh sát PCCC bố trí lực lượng túc trực tại chợ, phối hợp cùng Ban quản lý chợ PCCC… Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ là giải pháp nhất thời. Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của HĐND TP, đại tá Lê Quốc Trân - Giám đốc sở Cảnh sát PCCC đề nghị: Lực lượng PCCC TP đã nỗ lực, thường xuyên kiểm tra an toàn PCCC tại các chợ, trung tâm thương mại. Nhưng để công tác PCCC ở các chợ hiệu quả thì ngoài sự cố gắng của lực lượng Cảnh sát PCCC còn cần sự chung tay vào cuộc của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể các cấp, đặc biệt là Ban quản lý các chợ và các hộ tiểu thương cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn PCCC”. |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết