00:20 24/06/2013 Tại hội nghị Khoa học - công nghệ các trường ĐH, CĐ Hải Phòng lần thứ nhất diễn ra trung tuần tháng 5 vừa qua, đề tài “Thiết kế phần cứng nhúng với sự kết hợp công nghệ vi điều khiển và vi mạch lập trình số” của thạc sỹ Đào Quang Khanh - giảng viên Khoa điện - Điện tử, Trường CĐ công nghệ Viettronics đã đoạt giải nhì. Trước đó, thầy Khanh đã nhận danh hiệu giảng viên giỏi năm 2008 và giành giải ba cuộc thi “Trí tuệ CNTT - TT” thành phố Hải Phòng.
Tại hội nghị Khoa học - công nghệ các trường ĐH, CĐ Hải Phòng lần thứ nhất diễn ra trung tuần tháng 5 vừa qua, đề tài “Thiết kế phần cứng nhúng với sự kết hợp công nghệ vi điều khiển và vi mạch lập trình số” của thạc sỹ Đào Quang Khanh - giảng viên Khoa điện - Điện tử, Trường CĐ công nghệ Viettronics đã đoạt giải nhì. Trước đó, thầy Khanh đã nhận danh hiệu giảng viên giỏi năm 2008 và giành giải ba cuộc thi “Trí tuệ CNTT - TT” thành phố Hải Phòng.
Là giảng viên Trường CĐ công nghệ Viettronics từ tháng 5-2008, thầy Đào Quang Khanh luôn đưa ra những ý tưởng gắn lý thuyết với thực tế sản xuất. Đề tài “Thiết kế phần cứng nhúng với sự kết hợp công nghệ vi điều khiển và vi mạch lập trình số” là một trong những ý tưởng đó. Hệ nhúng là một phần hệ thống xử lý thông tin trong các hệ thống lớn, phức hợp và độc lập, ví dụ như trong ôtô, các thiết bị đo lường, điều khiển, truyền thông và thiết bị thông minh nói chung... Sau một thời gian nghiên cứu các sản phẩm trên thị trường, thầy Khanh nhận thấy cần phải có một sản phẩm để đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của các tổ chức, doanh nghiệp và quyết định phát triển sản phẩm dựa trên những công nghệ mới nhất và có thêm những tính năng vượt trội, như: hệ thống được thu gọn, dễ bảo trì sửa chữa, rút ngắn thời gian lắp ráp mạch, tiết kiệm điện năng, hoạt động ổn định trong môi trường sản xuất công nghiệp… Trong thực tế, các thiết bị nhúng trong công nghiệp đang được áp dụng tại các nhà máy sản xuất thuộc các khu công nghiệp Hải Phòng. Hiện tại, thầy Khanh đang thiết kế một số phần cứng nhúng áp dụng trong sản xuất tại một số nhà máy như: KYOCERA, SYNTECH, Cty HSP, Cty HAPEC… Theo thầy Đào Quang Khanh, tại Trường CĐ Công nghệ Viettronics, đề tài mở ra hướng mới cho phát triển các thiết bị thực hành kỹ thuật số nâng cao, thiết bị thực hành điều khiển logic trong các chuyên ngành đào tạo điện tử và tự động hóa, gắn lý thuyết với thực tế. Còn ở một số trường ĐH, CĐ tại Việt Nam đã đưa kỹ thuật nhúng vào những môn học cơ sở ngành như: Lập trình nhúng, Điều khiển nhúng…, từ đó giúp cho sinh viên tiếp cận các hệ thống trong thực tế. Theo thầy Khanh, sinh viên công nghệ cần có niềm đam mê, kiên trì, bền bỉ, không ngại khó, phải chủ động học tập, chủ động nghiên cứu, nắm bắt và làm chủ công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh tốt. |
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về dịch vụ nổ mìn
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết