14:48 18/12/2023 Tại Điều 19, Luật Cảnh sát cơ động số 04/2022/QH15, được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 3, khóa XV, ngày 14-6-2022, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh” về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
Theo đó, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
Giám đốc Công an cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.
Một trong những đặc trưng của lực lượng vũ trang là có bộ máy chỉ huy sử dụng phương pháp quyền uy, ra mệnh lệnh và chấp hành mệnh lệnh; thực hiện chế độ chỉ huy, phục tùng.
Do vậy, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị rất quan trọng, trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và chỉnh lý đảm bảo về mặt kỹ thuật lập pháp, Điều luật quy định về trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh nhằm phân định rành mạch trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức Cảnh sát cơ động ở cấp Bộ và ảnh sát cơ động tổ chức địa phương trong quá trình quản lý, chỉ huy, chỉ đạo Cảnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công, phân cấp.
KC
09:55 05/11/2024
14:35 31/10/2024